Nữ giáo sư đoạt giải "Nobel Thiên văn học" nêu cách nhìn mới về hệ Mặt trời

GD&TĐ - Ngày 23/7, GS.TS Lưu Lệ Hằng có buổi gặp gỡ và trao đổi với hàng trăm sinh viên, học sinh, giảng viên và những người yêu thích thiên văn học tại trường ĐHSP Huế.

GS.Lưu Lệ Hằng giao lưu với học sinh, sinh viên Huế
GS.Lưu Lệ Hằng giao lưu với học sinh, sinh viên Huế

Tại buổi giao lưu, GS.TS Lưu Lệ Hằng - người từng đoạt Giải thưởng Kavli 2012 - đã trình bày những cách nhìn mới về Hệ Mặt Trời khiến những người tham gia buổi giao lưu cảm thấy rất thú vị. 

GS.TS Lưu Lệ Hằng cho biết: Những năm 1943 - 1951, nhà khoa học Kenneth Edgeworth và Gerard Kuiper đã đưa ra giả thuyết rằng hệ Mặt trời không kết thúc ở Hải Vương Tinh mà ngay rìa của hệ Mặt trời còn có một vành đai các tiểu hành tinh. 

Tuy nhiên, đến đầu những năm 1990, các nhà thiên văn học nghĩ là họ biết tất cả mọi thứ trong hệ mặt trời: Khảo cứu về hệ mặt trời được cho là đã hoàn chỉnh. 

Nhiều nhà thiên văn chắc hẳn đã đặt câu hỏi: Tại sao phải bận tâm nghiên cứu hệ mặt trời trong khi chúng ta đã biết tất cả mọi thứ. Nhưng vào năm 1992, việc phát hiện một quần thể mới với vật thể bên ngoài Hải Vương Tinh, được coi là Vành Đai Kuiper, đã làm đảo lộn quan điểm này và cho thấy rằng chúng ta vẫn còn rất xa để có thể hiểu biết đầy đủ về Hệ Mặt Trời.

Lý thuyết nói rằng tất cả mọi thứ trong hệ mặt trời được hình thành từ một đám mây phân tử. Khi đám mây co sụp lại, nó trở thành một đĩa (tinh vân mặt trời) đầy bụi và khí, với một chỗ phình ra ở chính giữa, nơi sau này trở thành mặt trời. Tinh vân mặt trời có dạng đĩa vì quỹ đạo của tất cả 8 hành tinh trong hệ mặt trời nằm gần như trong cùng một mặt phẳng (mặt phẳng hoàng đạo).

Năm 1949, một nhà khoa học Ireland tên là Keneneth Edgeworth suy đoán rằng, ngay cả khi hệ mặt trời của chúng ta dường như có đường biên ở Hải Vương Tinh hoặc Diêm Vương Tinh, có vẻ như tinh vân mặt trời không bị giới hạn đột ngột ở đường biên này. Có thể vẫn còn một hệ các vật thể nhỏ bên ngoài Hải Vương Tinh.

Đặc biệt vào năm 1991, nhà thiên văn Gerard Kuiper đã nhắc lại ý tưởng này một lần nữa. Những vật thể bên ngoài Hải Vương Tinh sẽ không thể đạt tới kích thước của hành tinh bởi vì khoảng thời gian giữa các lần va chạm là quá dài để hình thành nên hành tinh, do đó chúng có thước nhỏ hơn, có thể là cỡ sao chổi. Như vậy khu vực bên ngoài các hành tinh được lấp đầy với các vật thể sẽ không bao giờ phát triển thành hành tinh còn sót lại.

Suy đoán của cả hai người gần như đã đi vào quên lãng bởi vì họ không dựa trên bất kỳ tính toán hay mô hình nào. Nhưng ý tưởng về một vành đai sao chổi nằm bên ngoài quỹ đạo Hải Vương Tinh sau đó đã được hồi sinh liên quan đến một vấn đề cuh thể: Các sao chổi đến từ đâu.

Khi danh hiệu hành tinh của Diêm Vương Tinh bị lung lay, đã có làn sóng phản đối việc loại bỏ nó ra khỏi tập hợp các hành tinh. Một số người cảm thấy bị phản bội: Trong một thời gian dài, họ đã được dạy rằng Diêm Vương Tinh là một hành tinh và bây giờ họ lại được nói rằng điều đó không đúng. Tại sao bây giờ họ phải tin các nhà nghiên cứu thiên văn học? 

Câu trả lời hiển nhiên là: Bản chất của khoa học là thay đổi; công việc của các nhà khoa học là để phá bỏ những ý tưởng cũ và thay thế chúng bằng những ý tưởng mới phù hợp hơn với các quan sát. Đó được gọi là tiến bộ khoa học. 

Nhiều người, trong đó có các nhà thiên văn nói rằng, hạ cấp Diêm Vương Tinh sẽ là thiếu tôn trọng với Tombaugh, với công chúng đặc biệt là trẻ em vì “ trẻ em thích Diêm Vương Tinh”. Các nhà khoa học không muốn làm tổn thương cảm xúc của mọi người đặc biệt là trẻ em, nhưng khoa học không phụ thuộc vào cảm xúc của công chúng hay trẻ em.

Thực tế là: Diêm Vương Tinh đã được phân loại sai như là một hành tinh, nó là một vật thể lớn nhưng nó cũng chỉ là một vật thể không có gì nổi bật thuộc vành đai Kuiper.

Kể từ khi phát hiện cách đây 20 năm, Vành Đai Kuiper đã hé lộ nhiều điều bất ngờ làm thay đổi đáng kể quan điểm chúng ta về Hệ Mặt Trời. 

Hệ Mặt Trời không phải là một trật tự nhưng chúng ta đã từng nghĩ các hành tinh khổng lồ mà chúng ta nghĩ là chuyển động trên các quỹ đạo cố định, đã từng ở vị trí khác. Vành Đai Kuiper chứa những khoảng trống đường biên và những quỹ đạo mà chúng ta chưa hiểu rõ nguồn gốc của chúng. 

Nói tóm lại, Hệ Mặt Trời đã chuyển từ trạng thái được cho là hiểu khá rõ sang không hiểu rõ bất cứ điều gì. Liệu đây có phải là một điều tốt? 

“Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương tinh vậy... Khám phá này làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì”, GS Lưu Lệ Hằng nói.

Khám phá của GS Lưu Lệ Hằng là một bước ngoặt mới của ngành thiên văn học, kết thúc những nghi ngờ về sự tồn tại của vành đai Kuiper và mở ra hướng mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành Thái dương hệ.

Ngay khi bài thuyết trình kết thúc, hàng chục sinh viên đã đặt câu hỏi để tiếp cận cách nhìn mới về hệ Mặt trời. GS.TS Lưu Lệ Hằng đã giải đáp và cung cấp nhiều kiến thức thú vị về thiên văn học.

GS.Lưu Lệ Hằng tên thường gọi là (Jane X.Luu) sinh năm 1963 ở Sài Gòn và sang Hoa Kỳ năm 1975. Bà học xuất sắc các môn khoa học và giành được một suất học bổng theo học ngành Vật lý tại Trường đại học Stanford. 

Năm 1984, sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, sau đó theo học chương trình sau đại học tại Trường đại học California, Bekerley. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, GS.Lưu Lệ Hằng giảng dạy tại Đại học Havard. 

Bà cũng từng làm giáo sư tại Đại học Leiden, Hà Lan. Sau khi làm việc tại châu Âu, bà trở lại Hoa Kỳ và làm thành viên kỹ thuật thiết bị ở Phòng thí nghiệm Lincoln tại MIT. 

GS.Lưu Lệ Hằng hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Năm 1991, Hội Thiên văn Mỹ trao tặng Giải thưởng Annie J.Cannon về Thiên văn học để ghi nhận công lao của GS.Lưu Lệ Hằng trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh. 

Người ta lấy tên bà để đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu. Năm 2012, GS.Lưu Lệ Hằng vinh dự nhận được hai giải khoa học danh giá: Giải thưởng Shaw và Giải thưởng Kavli. Trong đó, Giải thưởng Kavli được xem như “Giải Nobel” trong thiên văn học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.