Năm 2025, hàm lượng CO2 cao nhất trong khí quyển

Năm 2025, hàm lượng CO2 cao nhất trong khí quyển

Các nhà khoa học ở ĐH Southampton đã xác định hàm lượng CO2 trong thời kỳ nóng nhất của thế địa chất Pliocen – khoảng 3,3 triệu năm trước. Trong thời kỳ này, mực nước biển dâng cao hơn, các chỏm băng (khối băng hình vòm che phủ mặt đất) ít đi. Nhiệt độ trung bình trên Trái đất lúc đó cao hơn hiện nay khoảng 3 độ C. Tuy nhiên, sắp tới đây, tất cả những "kỷ lục" đó sẽ bị phá vỡ.

Các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu hóa thạch sinh vật phù du từ các lớp trầm tích dưới Biển Caribe để xác định hàm lượng CO2 trong khí quyển. Thành phần lớp vỏ các sinh vật phù du này phụ thuộc vào độ pH của nước. Mà độ pH của nước, đến lượt mình, phụ thuộc vào nồng độ CO2 trong khí quyển.

Công việc nghiên cứu tập trung vào giai đoạn kéo dài 200.000 năm (từ 3,35 triệu năm đến 3,15 triệu năm trước). Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào thời gian khoảng 3,3 triệu năm trước đây – đó là mở đầu thời kỳ nóng lên của thế Pliocen. Trong giai đoạn này, nhiệt độ trung bình trên mặt đất tăng cao, cao hơn so với hiện nay.

"Quá khứ địa chất cho chúng ta biết hệ thống khí hậu, các lớp vỏ băng và mực nước biển đã phản ứng sớm với hiện tượng nồng độ CO2 gia tăng như thế nào. Chúng tôi đã nghiên cứu khoảng thời gian 200.000 năm đặc biệt này theo cách riêng, chưa từng có tiền lệ. Khoảng thời gian này đã cung cấp những thông tin thú vị liên quan đến tình trạng khí hậu hiện nay của chúng ta" – Tiến sĩ Elwyn de la Vega, tác giả chính công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.

Tiến sĩ Elwyn de la Vega và các cộng sự đã xác định được rằng, trong thời kỳ nóng nhất của giai đoạn 200.000 năm nói trên, nồng độ CO2 trong khí quyển lên tới 380 - 420 ppm. Vào tháng Năm năm 2020, lần đầu tiên, nồng độ này vượt ngưỡng 417 ppm.

Giá trị nồng độ CO2 thay đổi do một vài yếu tố, tuy nhiên xu hướng gia tăng là có thể quan sát thấy. Trong thập niên gần đây, nồng độ CO2 trong khí quyển tăng khoảng 2,4 ppm/năm. Từ đó có thể suy ra, sau 5 năm nữa, nồng độ này tăng cao hơn so với nồng độ trong thế địa chất Pliocen.

Các chuyên gia lo ngại không chỉ vì lượng CO2 trong khí quyển tăng nhanh, mà còn vì các hậu quả kéo theo có liên quan đến các loại khí nóng khác, ví dụ như methane.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.
Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.
Minh họa/INT.

Khi giới trẻ tìm về phim lịch sử

GD&TĐ - Tiếp làn sóng ủng hộ phim 'Đào, phở và piano'(Đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phận khán giả trẻ quay trở lại tìm kiếm những bộ phim lịch sử, cách mạng.