Máy tính nhanh nhất thế giới có đối thủ nặng ký

GD&TĐ - Siêu máy tính nhanh nhất thế giới sẽ sớm bị vượt qua bởi một đối thủ mới hơn, nhanh hơn.

Hệ thống vi xử lý nhanh sẽ là thế mạnh trong kỷ nguyên số
Hệ thống vi xử lý nhanh sẽ là thế mạnh trong kỷ nguyên số

Các nhà khoa học gần đây đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật cho chiếc siêu máy tính đầu tiên trong cặp siêu máy tính được gọi là Bộ xử lý dữ liệu khoa học (SDP). Cùng với nhau, 2 siêu máy tính này sẽ quản lý một lượng lớn dữ liệu được thu thập bởi Square Kilometer Array (SKA), một mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến ở Perth (Australia) và Cape Town (Nam Phi), theo đại diện SKA cho biết trong một tuyên bố.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đại diện cho 11 quốc gia đã hợp tác trong 5 năm để sản xuất phần cứng, phần mềm và thuật toán sử dụng cho việc điều khiển chiếc siêu máy tính đầu tiên trong cặp siêu máy tính, theo tuyên bố.

Khi hoàn thành, các bộ xử lý của siêu máy - một bộ được cài đặt ở Perth và một ở Cape Town - sẽ thu được 600 petabyte (một petabyte tương đương với một triệu gigabyte) dữ liệu mỗi năm, “đủ để lấp đầy hơn một triệu máy tính xách tay thông thường”, theo Maurizio Miccolis, người quản lý của dự án SDP có trụ sở tại Anh cho biết.

Vậy siêu máy tính mới sẽ nhanh tới mức nào? Tốc độ xử lý được đo bằng các phép toán dấu phẩy động mỗi giây hay còn được biết đến dưới tên gọi tắt là flops. Hiệu suất của một siêu máy tính mạnh mẽ được thể hiện bằng petaflop: Một triệu triệu phép tính mỗi giây. Để so sánh, tốc độ của hầu hết các máy tính cá nhân được đo bằng gigaflop: 1 tỷ phép tính mỗi giây.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng SDP sẽ hoạt động ở mức 250 petaflop, tương đương với việc hoàn thành 250 triệu triệu phép tính trong cùng 1 thời điểm, khiến nó nhanh hơn 25% so với Summit của IBM, được mệnh danh là “siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới hiện nay”, Miccolis nói.

Đồng thời trong lúc SDP di chuyển một lượng lớn dữ liệu kính viễn vọng vô tuyến ở tốc độ kỷ lục, siêu máy tính cũng sẽ tiến hành phân tích dữ liệu gần như trong thời gian thực để lọc tín hiệu từ nhiễu, theo đại diện của SDP tuyên bố.

“SDP là nơi dữ liệu trở thành thông tin”, nhà khoa học đến từ trung tâm dữ liệu SKA Rosie Bolton cho biết. “Đây là nơi chúng tôi bắt đầu hiểu được ý nghĩa của dữ liệu và tạo ra hình ảnh thiên văn chi tiết”.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.