Kim cương Nam Phi nắm giữ bí mật khoáng vật bề mặt trái đất

GD&TĐ - Hạt đá duy nhất nằm trong viên kim cương này là một khoáng chất chưa từng được thấy trước đây. Chất mới này có thể tiết lộ về các phản ứng hóa học bất thường xuất hiện sâu bên dưới lớp phủ, địa tầng nằm giữa lớp vỏ và lõi ngoài của hành tinh.  

Những hạt kim cương được tìm thấy tại Nam Phi đang chỉ cho các nhà khoa học thấy quá trình hình thành nó trong lòng Trái đất.
Những hạt kim cương được tìm thấy tại Nam Phi đang chỉ cho các nhà khoa học thấy quá trình hình thành nó trong lòng Trái đất.

Khoáng sản mới được các nhà khoa học khai quật từ một địa điểm núi lửa ở Nam Phi dưới tên gọi là ống Koffiefontein. Bên trong một trong những viên đá lấp lánh được tìm thấy ở đây, các nhà khoa học phát hiện khoáng thạch màu xanh đục ước tính là được luyện thành ở độ sâu là 105 dặm (170 km) dưới lòng đất.

Họ đã đặt tên cho khoáng sản mới là “goldschmidtite” để vinh danh nhà hóa học Victor Moritz Goldschmidt, theo nghiên cứu được công bố vào ngày 1/9 trên tạp chí American Mineralogist.

Theo thông tin từ kênh National Geographic, toàn bộ lớp phủ (Mantle) dày khoảng 1.802 dặm (2.900 km) nên việc nghiên cứu vùng sâu nhất rất khó thực hiện.

Áp lực và sức nóng hủy diệt ở lớp phủ phía trên biến các mỏ carbon khiêm tốn thành những viên kim cương lấp lánh; các lớp đá đã bẫy khoáng chất phủ khác trong cấu trúc của chúng và có thể bị đẩy lên bề mặt của hành tinh qua các vụ phun trào núi lửa.

Bằng cách phân tích khoáng chất vùi bên trong kim cương, các nhà khoa học có thể tìm hiểu về quá trình hóa học xảy ra ở bên dưới lớp vỏ.

Các tác giả trong nghiên cứu lưu ý rằng, khoáng vật lớp phủ, goldschmidtite có thành phần hóa học rất đặc biệt.

“Goldschmidtite có nồng độ niobi, kali và các nguyên tố đất hiếm lanthanum và cerium cao, trong khi phần còn lại của lớp phủ bị chi phối bởi các nguyên tố khác, như magie và sắt”, đồng tác giả nghiên cứu Nicole Meyer, nghiên cứu sinh tại Đại học Alberta ở Canada, cho biết trong một tuyên bố.

Kali và niobi chiếm phần lớn khoáng chất, có nghĩa là các nguyên tố tương đối hiếm đã kết hợp với nhau và tập trung lại để tạo thành một hợp chất bất thường, mặc dù các nguyên tố lân cận khác chiếm phần lớn và dễ có khả năng kết hợp hơn, cô Meyer nói.

“Goldschmidtite rất bất thường dưới góc độ là một khoáng vật bị vùi bên trong kim cương và nó cho chúng ta một bản chụp các quá trình chất lỏng ảnh hưởng sâu của các lục địa trong quá trình hình thành kim cương”, nhà địa hóa học chuyên về lớp phủ Graham Pearson, đồng giám sát của Meyer, cho biết trong tuyên bố.

Khoáng sản kỳ lạ hiện nằm trong Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto, theo Meyer cho biết.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?