Giảm ô nhiễm bằng nhựa tái chế

GD&TĐ - Nằm trong số những công trình giúp thúc đẩy lĩnh vực thiết yếu của con người về việc giảm ô nhiễm, công trình của các nhà khoa học Mỹ bước đầu nghiên cứu thành công phương pháp giúp các công trình được xây dựng chắc chắn hơn, trong khi vừa cắt giảm đến mức tối thiểu các tác động đến môi trường. 

Sản phẩm từ nhựa tái chế giúp giảm ô nhiễm môi trường
Sản phẩm từ nhựa tái chế giúp giảm ô nhiễm môi trường

Trong một công trình nghiên cứu về vật liệu xây dựng, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã phát hiện ra rằng, nhựa trong suốt, thường được sử dụng sản xuất các loại chai chứa chất lỏng, có thể sử dụng để thay thế xi măng trong quá trình sản xuất bê tông.

Phát hiện này cộng với việc xi măng là nguyên nhân gây ra lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất bê tông, giúp các nhà khoa học tìm được một giải pháp có thể giải quyết cùng một lúc hai vấn đề lớn của khoa học hiện đại: giảm thải lượng khí CO2 đưa vào trong không khí và xử lý lượng chai nhựa rác thải ngày càng gia tăng trong quá trình sinh hoạt, làm việc của con người.

Theo đó, bằng việc để các lớp nhựa mỏng từ các chai nhựa chứa nước tiếp xúc với các bức xạ gamma, rồi xử lý để biến chúng thành một loại hợp chất dạng bột, vốn có các tính chất tương tự như xi măng được sử dụng trong quá trình sản xuất bê tông.

 Không chỉ vậy, nhờ vào các tính chất linh hoạt của mình, loại bột nhựa sử dụng thay cho xi măng này còn giúp cho thành phẩm được tạo ra có độ chắc chắn, bền bỉ hơn đến 20% so với các loại bê tông thông thường.

“Điểm thú vị của công trình này là chúng tôi không chỉ phát hiện ra một loại nguyên liệu thay thế để phục vụ quá trình sản xuất bê tông, mà còn giúp giải quyết những bài toán liên quan đến chất lượng của thành phẩm, giảm lượng khí thải độc hại và sử dụng một cách hữu ích các rác thải độc hại trong môi trường, mà cụ thể ở đây là các chai nhựa”, Michael Short, Phó Giáo sư tại khoa kỹ thuật và khoa học Nguyên tử, trực thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, chia sẻ.

Theo ScitechDaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.