Giải mã bí ẩn về sao lùn nâu ngoài hệ mặt trời

Lần đầu tiên con người đã tận dụng được tối đa sức mạnh của những tia laser trong việc khám phá những vật thể bí ẩn trong vũ trụ rộng lớn, vượt xa khỏi hệ mặt trời.

Giải mã bí ẩn về sao lùn nâu ngoài hệ mặt trời

Sao lùn nâu là một ngôi sao được khám phá cách đây hơn 20 năm trước, nhưng cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn lớn. Sao lùn nâu được biết đến ở dạng thiên thể dưới sao, tức là chúng chỉ có khối lượng dưới mức đủ để duy trì các phản ứng hạt nhân trong lõi, nhưng lại có bề mặt và phần bên trong hoàn toàn đối lưu và không có sự khác biệt hóa học về chiều sâu.

Và câu hỏi lớn được đặt ra chính là vì sao sao lùn nâu chưa thể trở thành các vì sao chính thức. Các nhà khoa học cho biết rằng có lẽ một phần câu trả lời nằm ở bên trong sự kết hợp dày đặc một lượng plasma (trạng thái thứ tư của vật chất trong đó các chất bị ion hóa mạnh) bên trong chúng.

Dẫn đầu cuộc nghiên cứu này là Học viện York Plasma thuộc trường Đại Học York cùng Viện nghiên cứu khoa học Anh Quốc và Hội đồng Công nghệ thiết bị Laser (STFC). Các nhà khoa học đã tạo ra những khối u plasma nhằm tái tạo lại những diễn biến xảy ra bên trong của sao lùn nâu. Và để làm được việc nghiên cứu này, họ đã phải sử dụng đến tia laser mạnh nhất thế giới, Vulcan Petawatt, nhằm thực hiện cuộc thử nghiệm đầu tiên về khả năng điện trở và độ nhớt được tìm thấy trong sao lùn.

Những ngôi sao lùn nâu có đặc điểm của các ngôi sao và hành tinh nhưng chúng rất khó có thể xác định được trong hằng sa số các thiên thể khác trong vũ trụ. Chúng vô cùng bé và có nhiệt độ thấp nên khó có thể phát hiện được.

Nhưng bằng cách đo lường những tia x-quang phát ra từ chúng, các nhà nghiên cứu có thể từ đó phác thảo sơ đồ plasma đang hình thành dày đặc bên trong những ngôi sao lùn nâu. Kết quả của cuộc nghiên cứu được công bố trên tập chí Nature Communication (một tạp chí khoa học nổi tiếng), đã mở đường hướng tới sự thúc đẩy trong sự hiểu biết và khám phá những sự bí ẩn trong vũ trụ.

Giải mã bí ẩn về sao lùn nâu ngoài hệ mặt trời - Ảnh 1

Sao Lùn Nâu - Ảnh: NASA

Giáo sư Nigel Woolsey từ Khoa Vật Lý Học tại York, cho biết: "Sao lùn nâu rất khó để quan sát vì chúng có nhiệt độ rất thấp. Và một trong những vấn đề nan giải hiện nay chính là kết cấu hình thành của chúng, tại sao sao lùn nâu chứa bên trong những hợp chất này."

"Cuộc nghiên cứu về cơn bản sẽ thúc đẩy sự hiểu biết về vật chất trong điều kiện môi trường phức tạp, đồng thời thúc đẩy hơn nữa trong việc khám phá những vật thể bí ẩn trong vũ trụ. Chúng ta mới chỉ suy đoán, nhưng chưa thực sự hiểu rõ về các sao lùn nâu. Có những người cho rằng có rất nhiều sau lùn nâu trong vũ trụ, thậm chí có đến hàng tỷ sao lùn nâu trong dải ngân hà của chúng ta."

Các nhà khoa học đồng thời hy vọng đài thiên văn hàng đầu của NASA, chiếc kính viễn vọng không gian James Webb, hiện đang được chế tạo ở Mỹ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm được về sao lùn nâu trong tương lai.

Theo ĐSPL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ