Dự đoán hậu quả chiến tranh hạt nhân

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở ĐH Rutgers (Mỹ) thực hiện mô phỏng ảnh hưởng của chiến tranh hạt nhân (nếu xảy ra) đối với khí hậu. Những kết quả mới nhất được so sánh với các mô hình khí hậu sau chiến tranh hạt nhân do Viện Nghiên cứu vũ trụ Goddard của NASA tạo lập năm 2007.

Chiến tranh hạt nhân dẫn tới thảm họa khí hậu toàn cầu
Chiến tranh hạt nhân dẫn tới thảm họa khí hậu toàn cầu

Cả hai mô hình đều dự đoán rằng trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, thế giới sẽ rơi vào “mùa đông hạt nhân” kéo dài khoảng 10 năm. Hơn nữa, những đám cháy do nổ hạt nhân gây ra có thể phát thải 147 triệu tấn bồ hóng.

Các dòng tia (luồng gió thổi nhanh) trong tầng bình lưu làm xuất hiện các cơn lốc bụi, di chuyển khắp hành tinh trong vài ba tuần. Tiếp đó, những đám mây bồ hóng phong tỏa ánh sáng Mặt trời, làm giảm nhiệt độ trung bình trên mặt đất xuống 10 độ C. Theo các chuyên gia, phải mất 7 năm thì tấm “màn che bằng bồ hóng” mới biến mất; sau đó 3 năm nữa lượng ánh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái đất mới trở lại mức bình thường.

Chiến tranh hạt nhân có thể làm thay đổi hoạt động của gió mùa, gây ra nhiều biến đổi lớn trong chu trình El Nino. Nói chung, dữ liệu mới khẳng định dự đoán của mô hình tạo lập năm 2007 cũng như các mô hình năm 1980. Tuy nhiên, theo các tiêu chí mới, đám mây bồ hóng biến mất nhanh hơn so với dự đoán từ mô hình của NASA.

Theo các nhà khoa học, điều cần thiết là các cường quốc hạt nhân phải nhận thức đầy đủ về hậu quả khí hậu do chiến tranh hạt nhân gây ra. Hậu quả này là thảm họa mang tính toàn cầu.

Trong khi đó, cách đây chưa lâu, Nga và Mỹ cùng tuyên bố chính thức chấm dứt hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân có từ thời Chiến tranh lạnh. Sự kiện này khiến thế giới lo ngại về một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới với những hậu quả không thể lường trước được.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.