Dự án "robot bón thức ăn" của học sinh Lào Cai được chọn thi quốc tế

GD&TĐ - Dự án EEBot “Rô bốt hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh” của học sinh Vũ Hoàng Long, lớp 12A2, Trường THPT số 1 (thành phố Lào Cai) được chọn tham dự Hội thi KHKT quốc tế (Intel Isef) 2019, từ ngày 12 - 17/5/2019 tại Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ.

Thầy Vương Quang Trọng và Vũ Hoàng long bên dự án EEBot
Thầy Vương Quang Trọng và Vũ Hoàng long bên dự án EEBot

Dự án của Vũ Hoàng Long là 1/5 dự án của khu vực miền Bắc giành điểm cao nhất tại vòng thi quốc gia, đi thi quốc tế bằng tiếng Anh.

Đây là lần đầu tiên ngành GD&ĐT Lào Cai có dự án KHKT dự thi quốc tế. Như vậy, tại cuộc thi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia giành cho học sinh trung học năm nay, toàn tỉnh có 4 dự án tham dự nhưng đã giành được một giải thưởng xuất sắc.

Vũ Hoàng Long được trao tặng giải nhất quốc gia KHKT
Vũ Hoàng Long được trao tặng giải nhất quốc gia KHKT 

Em Vũ Hoàng Long cho biết: Được thầy giáo Vương Quang Trọng hướng dẫn trực tiếp, em đã mạnh dạn nghiên cứu dự án EEBot.

Theo Hiệp hội Parkinson (California) thì có khoảng 7 - 10 triệu người trên thế giới mắc bệnh. Ở Việt Nam có khoảng 300.000 - 400.000 người. Riêng bệnh viện Việt Đức, đầu năm 2018 mỗi tháng tiếp nhận khoảng 1000 bệnh nhân tới khám và điều trị.

Bệnh nhân parkinson sẽ bị cứng cơ, run chân tay, vận động chậm chạp, khó giữ thăng bằng, nên rất cần người khác hỗ trợ mọi việc, trong đó có vấn đề việc ăn uống.

“Em thấy Việt Nam có nhiều dự án robot tuy nhiên thiết kế không linh hoạt và sử dụng chế độ điều khiển bằng nút bấm, bất tiện cho bệnh Parkinson khi bị run tay. Do đó em đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm EEBot”, Hoàng Long chia sẻ.

EEBot của Vũ Hoàng Long có nhiều tính năng mới như: Cánh tay robot và khay đựng thức ăn được thiết kế linh hoạt; phương pháp điều khiển bằng giọng nói đã được điều chỉnh cho phù hợp với người bị bệnh Parkinson; công nghệ xử lý ảnh được kết hợp sử dụng giúp robot bón thức ăn tới đúng vị trí mồm người bệnh; thông tin về người bệnh và chế độ dinh dưỡng được robot lưu trữ và phân tích từ đó đưa ra gợi ý về chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh.

Với tổng chi phí phát triển và hoàn thiện sản phẩm chưa đến 2 triệu đồng nhưng lại tích hợp được các công nghệ hiện đại nên đem lại hiệu quả cao và tiện lợi hơn so với các phương pháp truyền thống.

Vũ Hoàng Long thuyết trình Dự án EEbot trước Ban giám khảo KHKT quốc gia
Vũ Hoàng Long thuyết trình Dự án  EEbot trước Ban giám khảo KHKT quốc gia 

Sản phẩm có ý nghĩa thiết thực với nhiều người bệnh Parkinson và hoàn thành được mục đích nghiên cứu.

Thầy Vương Quang Trọng, là giáo viên hướng dẫn dự án của Hoang Long cho biết: Tiềm năng của EEBot không chỉ dừng lại trong việc phục vụ những người bệnh Parkinson mà còn có thể giúp nhiều đối tượng khác không có khả năng tự sinh hoạt trong khâu ăn uống mà lại thiếu nhân sự hỗ trợ.

Vì vậy, hướng phát triển cho EEbot là xự xây dựng một bộ thư viện nhận diện giọng nói của những người Parkinson, mở rộng phương pháp điều khiển EEbot với nhiều đối tượng người khuyết tật khác, ứng dụng học máy cho tay máy EEbot để có thể tự sửa được quỹ đạo xúc và bón ăn đối với từng món ăn và người bệnh khác nhau qua mỗi lần mắc lỗi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thực tế chưa hẳn như biểu hiện

GD&TĐ - Cuộc trả đũa của Iran ngày 12/4 vừa qua tạo bước ngoặt mới trong mối quan hệ đầy thù địch và căng thẳng giữa nước này và Israel.