Đèn chiếu tia UV có diệt được virus Corona?

Đèn chiếu tia UV có diệt được virus Corona?

Bức xạ UV có thể được phân thành ba loại dựa trên bước sóng: UVA, UVB và UVC. Gần như tất cả các bức xạ UV đến được Trái đất là UVA, bởi vì phần lớn UVB và tất cả ánh sáng UVC bị hấp thụ bởi tầng ozone, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết. Và UVC, bức xạ có bước sóng ngắn nhất và năng lượng cao nhất, có mang tính khử trùng.

"UVC đã được sử dụng trong nhiều năm, nó không phải là một cái gì mới mẻ", Indermeet Kohli, nhà vật lý nghiên cứu về ngành điều trị bằng ánh sáng trong da liễu tại Bệnh viện Henry Ford ở Detroit. UVC ở bước sóng cụ thể là 254 nanomet đã được sử dụng thành công để vô hiệu hóa cúm H1N1 và các chủng virus Corona khác, chẳng hạn như virus đường hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).

UVC-254 hoạt động vì bước sóng này gây ra các tổn thương trong DNA và RNA. Việc tiếp xúc đủ với UVC-254 sẽ làm hỏng DNA và RNA khiến virus và vi sinh vật không thể sao chép, tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa chúng một cách hiệu quả.

"Dữ liệu chứng minh sự hiệu quả của công nghệ, bản chất dễ sử dụng và không tiếp xúc" của UVC làm cho nó trở thành một công cụ có giá trị trong bối cảnh đại dịch, Kohli nói. Nhưng sử dụng chính xác và có trách nhiệm là điều vô cùng quan trọng. Khả năng gây tổn hại đến DNA của UVC khiến nó cực kỳ nguy hiểm đối với da và mắt của con người. Các công nghệ khử trùng UVC chủ yếu nên chỉ được nằm trong tay các cơ sở y tế và được đánh giá về tính an toàn và hiệu quả bởi những người có chuyên môn.

Khi nói đến các sản phẩm đèn UVC trong nhà, khả năng gây tổn thương đến da và mắt của chúng không phải là mối nguy hiểm duy nhất, Tiến sĩ Jacob Scott, bác sĩ nghiên cứu tại Khoa Huyết học và Ung thư học tại Bệnh viện Cleveland cho biết. Những thiết bị này cũng không được kiểm soát chất lượng kỹ lưỡng, điều đó có nghĩa là không có gì bảo đảm rằng bạn thực sự loại bỏ được mầm bệnh, ông nói.

"UVC diệt được virus, đúng, nhưng vấn đề là phải đúng liều lượng", BS Jacob Scott phát biểu với Live Science. "Đặc biệt, đối với mặt nạ N95 có nhiều lỗ rỗng, cần một liều khá lớn" UVC-254nm để loại bỏ hoàn toàn SARS-CoV-2. Mức độ chính xác này là không thể đạt được với các thiết bị tại nhà.

Trong bệnh viện, hình dạng của căn phòng, thời gian và loại vật liệu hoặc vật thể được khử trùng đều được tính đến khi các chuyên gia xác định đúng liều lượng UVC cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh. Nhưng các thiết bị tại nhà riêng không cung cấp mức độ chính xác tương tự, vì vậy chúng có thể làm bạn chủ quan khi bảo đảm rằng đã diệt được virus SARS-CoV-2 trong khi không hề có tác dụng.

Cả Kohli và Scott và các nhóm nghiên cứu của họ đang làm việc để có thể sử dụng UVC khử trùng cho các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), như khẩu trang và mặt nạ N95, hiệu quả hơn. Nhóm của Kohli khuyên các bệnh viện và nhà cung cấp tái sử dụng thiết bị UVC hiện có cho việc khử nhiễm mặt nạ N95. Nhóm của Scott đã phát triển một máy có thể được sử dụng bởi các cơ sở y tế nhỏ hơn và chương trình phần mềm giúp người dùng tính toán yếu tố hình học của phòng khử trùng để nhân viên có thể cung cấp liều UVC hiệu quả nhất.

Một số nhà khoa học đang nghiên cứu một bước sóng khác của UVC được gọi là UVC-222 hay Far-UVC, có thể sẽ không ảnh hưởng đến tế bào người. Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi nhiều nghiên cứu hơn. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là nếu được sử dụng chính xác và có trách nhiệm, UVC có tiềm năng rất lớn trong cuộc chiến chống Covid-19.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.