Cấy ghép bàn tay da sẫm màu cho người phụ nữ da trắng, điều hy hữu đã xảy ra

Cấy ghép bàn tay da sẫm màu cho người phụ nữ da trắng, điều hy hữu đã xảy ra

Sau tai nạn năm 2016, cả hai tay của Shreya Siddanagowder (18 tuổi) bị cắt cụt tới tận dưới khuỷu tay. Năm 2017, cô đã trải qua ca phẫu thuật cấy ghép kéo dài 13 giờ được thực hiện bởi đội ngũ 20 bác sĩ phẫu thuật và 16 bác sĩ gây mê, The Indian Express đưa tin.

Cánh tay cấy ghép của cô đến từ một người đàn ông 21 tuổi chết sau tai nạn xe đạp. Trong một năm rưỡi tiếp theo, vật lý trị liệu đã cải thiện khả năng kiểm soát vận động của hai cánh tay và chúng dần dần trở nên thon thả hơn so với thời điểm cấy ghép.

Nhưng bất ngờ da trên cánh tay được ghép từ người đàn ông quá cố trở nên sáng hơn, phù hợp với màu da của Siddanagowder và thon thả hơn so với thời điểm cấy ghép.

Các bác sĩ điều trị cho Siddanagowder nghi ngờ rằng cơ thể cô sản xuất ít melanin hơn so với của người hiến tặng, điều này có thể giải thích cho hiện tượng thay đổi màu da của hai cánh tay mới (melanin là sắc tố cho da có màu của nó). Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận nguyên nhân, bác sĩ Uday Khopkar, Trưởng khoa Da liễu tại Bệnh viện King Edward Memorial ở Mumbai cho biết.

Trước đó, các ứng cử viên cho ca cấy ghép tay trải qua đánh giá và tư vấn có thể kéo dài trong nhiều tháng, theo Mayo Clinic, một tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu thế giới, chuyên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế, có trụ sở chính tại bang Minnesota, Mỹ.

Các chuyên gia đánh giá sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang và đánh giá chức năng thần kinh ở các chi bị cắt cụt. Các ứng viên đủ điều kiện sau đó được đưa vào danh sách chờ hiến và được ghép với những người hiến tặng dựa trên các yếu tố như màu da, kích thước tay và nhóm máu.

Chuyến thăm của Siddanagowder đến trung tâm cấy ghép tại Viện Công nghệ Manipal ở Karnataka (Ấn Độ), để đăng ký cấy ghép trùng với lúc có bên hiến tay phù hợp với nhóm máu của cô.

Ca phẫu thuật này thời quan qua đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận khi là ca ghép tay đầu tiên được thực hiện ở châu Á. “Tôi là phụ nữ đầu tiên trên thế giới mang bàn tay đàn ông”, Siddanagowder cho biết trong một video được chia sẻ trên Facebook vào tháng 6/2019.

Trong video, Siddanagowder xắn tay áo bên trái của cô ấy để cho thấy phần kết nối giữa chi được cấy ghép vào cánh tay của cô ấy, lưu ý rằng màu da sẫm trước đây của nó đã sáng lên đáng kể từ khi cô được cấy ghép vào năm 2017. “Bây giờ nó phù hợp với màu da của tôi”, cô nói.

Các bác sĩ của Siddanagowder đang theo dõi những thay đổi về màu sắc và hình dạng da của bàn tay cô và họ hy vọng sẽ công bố chi tiết cấy ghép và phục hồi của cô trong một báo cáo cụ thể. Nhiều bằng chứng sẽ được yêu cầu giải trình để hiểu những gì đang thúc đẩy những thay đổi này trong bàn tay được cấy ghép của Siddanagowder.

Một lời giải thích cho việc tay của cô trở nên “mềm mại và nữ tính” hơn có thể là do các cơ bắp thích nghi với vật chủ mới của chúng, nhà vật lý trị liệu Ketaki Doke, người làm việc với Siddanagowder ở thành phố Pune quê nhà của cô.
“Dây thần kinh bắt đầu gửi các tín hiệu - được gọi là tái bảo hiểm - và cơ bắp hoạt động theo nhu cầu của cơ thể”, Doke nói, “các cơ trong tay cô ấy có thể đã bắt đầu thích nghi với cơ thể phụ nữ”.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ