Các nhóm công nghệ Anh hợp tác phản đối thông qua Brexit

GD&TĐ - Đây không phải là công ty khởi nghiệp mà là nhóm tình nguyện viên cơ sở đến từ ngành công nghiệp công nghệ tại London (Anh) đang phát triển các trang web để ngăn chặn việc thông qua Brexit. 

Ames Tabor (phải) và các tình nguyện viên Tech For UK thảo luận về ý tưởng cho các sản phẩm kỹ thuật số chống Brexit tại London.
Ames Tabor (phải) và các tình nguyện viên Tech For UK thảo luận về ý tưởng cho các sản phẩm kỹ thuật số chống Brexit tại London.

Nhóm tình nguyện này hy vọng sẽ gây đủ áp lực lên các chính trị gia để họ có quyết định đúng đắn trong phiên bỏ phiếu lần hai. Tuy nhóm còn nhỏ, nhưng sự tham gia của họ vào lĩnh vực chính trị sẽ đóng vai trò dẫn dắt mối quan tâm của các doanh nghiệp và doanh nhân - những người sẽ phải chịu các thay đổi về thuế quan khi nước Anh chính thức rời EU tới đây.

Ông Andreas Cser, nhà đầu tư mạo hiểm gốc Đức là cư dân London đã gia nhập nhóm Tech For U.K sau khi thấy Brexit khiến nước Anh bị bó hẹp với nước ngoài và phơi bày sự bất lực của các nhà lãnh đạo đất nước.

Doanh nghiệp Automat Ventures của ông chuyên đầu tư vào các công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo và giúp kết nối Tech For U.K với các nhà nghiên cứu máy tính.

Kể từ khi ra mắt vào năm ngoái, Tech For U.K đã xây dựng hàng chục trang web thân thiện với thiết bị di động. Họ giúp người dùng tự động gửi tin nhắn chống Brexit bằng bưu thiếp hoặc thư thoại cho các chính trị gia hoặc thể hiện vai trò của EU với nước Anh.

Các tình nguyện viên đóng góp thời gian của họ và nhóm cũng nhận được tài trợ từ nhóm chiến dịch chống Brexit “Best For Britain”, tổ chức này kiểm tra các công cụ kỹ thuật số trước khi chúng ra mắt. Công cụ mới nhất vừa ra mắt, cho phép người dùng Facebook và Instagram thêm nút “Dừng Brexit” thực tế ảo vào ảnh và video.

Theo lịch trình thì Anh đã phải rời EU nhưng quá trình bị trì hoãn sau khi Quốc hội bác bỏ thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May đàm phán với EU. Nếu thỏa thuận được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu trong tuần này, Anh có thể sẽ rời EU vào ngày 22/5. Nếu không, Anh phải có một kế hoạch cụ thể trước ngày 12/4 (gửi tới EU).

Một trong những mục tiêu của nhóm là tập hợp hỗ trợ cho cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit. Với mục tiêu của Brexit vẫn còn bỏ ngỏ, mục đích của Tech for U.K là thuyết phục những người chưa thể quyết định về lợi ích khi là thành viên của EU và mang lại cho người phản đối cách để bày tỏ quan điểm của họ.

Kiyana Katebi, nhà sáng lập của một công ty tư vấn CNTT đã hỗ trợ phát triển trang web đầu tiên của nhóm, MyEU.uk, nơi cho mọi người thấy các dự án do EU tài trợ trong khu vực của họ. Trang web đã có khoảng 100.000 người truy cập trong hai ngày đầu tiên sau khi ra mắt vào tháng 9/2018.

Nhóm cũng đang sử dụng công nghệ để phản đối những gì họ cho là thông tin sai lệch xung quanh tư cách thành viên EU của Anh, điều đã góp phần vào kết quả bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 2016.

Tại một trong các cuộc họp tối hàng tuần của nhóm, họ thường đưa ra các ý tưởng và chủ đề. Brexit có làm cho các nhạc sĩ châu Âu khó tham gia hơn tại lễ hội âm nhạc Glastonbury của Anh không? Họ có thể xây dựng một trang web để khiến mọi người ở Ireland viết thư cho người thân ở Anh không? Liệu Microbreweries vẫn có thể nhập khẩu hoa bia?...

Theo AP

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.