Các nhà thần kinh học tiết lộ bí mật thông minh của vẹt

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới về vẹt tiết lộ bằng chứng về sự tương tự trong quá trình tiến hóa của não chim và linh trưởng.

Các nhà thần kinh học tiết lộ bí mật thông minh của vẹt

Theo một nghiên cứu mới, các nhà thần kinh học đến từ Đại học Alberta đã xác định được mạch thần kinh có thể hỗ trợ trí thông minh ở chim chóc.

Phát hiện này là một ví dụ về sự tiến hóa tương tự giữa não của chim và các loài linh trưởng, với tiềm năng cung cấp kiến thức về cơ sở thần kinh của trí thông minh loài người.

Cristian Gutierrez-Ibanez, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Khoa Tâm lý giải thích:”Một vùng của não đóng vai trò chính trong trí thông minh linh trưởng được gọi là nhân cầu não.

Cấu trúc này chuyển giao thông tin giữa hai khu vực lớn nhất não, vỏ não và tiểu não, cho phép xử lý lệnh cao hơn và hành vi phức tạp hơn.

Ở loài người và các loài linh trưởng, nhân cầu não khá lớn khi so với các động vật có vú khác. Điều này khá hợp lý khi xét tới khả năng nhận thức của chúng ta”.

Chim có nhân cầu não rất nhỏ. Thay vào đó, chúng có một cấu trúc tương tự gọi là nhân xoắn trong (SpM) có khả năng kết nối tương tự.

Nằm ở một phần khác của não, SpM cũng có chức năng tương tự nhân cầu não, truyền thông tin giữa vỏ não và tiểu não.

Doug Wylie, giáo sư tâm lý học và đồng tác giả nghiên cứu mới, cho biết: “Sự kết nối này giữa vỏ não và tiểu não rất quan trọng trong việc lên kế hoạch và thực hiện các hành vi phức tạp”.

 Chim có nhân cầu não rất nhỏ. Thay vào đó, chúng có một cấu trúc tương tự gọi là nhân xoắn trong (SpM) có khả năng kết nối tương tự.

Chim có nhân cầu não rất nhỏ. Thay vào đó, chúng có một cấu trúc tương tự gọi là nhân xoắn trong (SpM) có khả năng kết nối tương tự.

Sử dụng mẫu vật từ 98 loài chim trong bộ sưu tập não chim lớn nhất thế giới, gồm mọi loài từ gà và chim nước tới vẹt và cú, các nhà khoa học đã nghiên cứu não của các loài chim, so sánh kích cỡ tương ứng của SpM với phần còn lại của não. Họ xác định rằng vẹt có SpM lớn hơn nhiều các loài chim khác.

Gutierrez cho biết: “SpM của vẹt rất lớn. Nó lớn gấp hai đến năm lần so với các loài chim khác, như gà. Vẹt đã tự tiến hóa một vùng mở rộng kết nối vỏ não và tiểu não, tương tự như ở linh trưởng.

Đây là một ví dụ thú vị khác về sự tương tự giữa vẹt và linh trưởng. Bắt đầu từ những hành vi phức tạp, như sử dụng công cụ và tự nhận thức, và cũng có thể thấy ở não bộ. Ta càng quan sát não bộ, càng thấy được nhiều điểm tương đồng”.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ nghiên cứu kĩ hơn SpM ở vẹt, để hiểu được vùng này sẽ tiếp nhận những loại thông tin gì và tại sao.

Gutierrez bổ sung: “Điều này có thể đưa ra một cách tuyệt vời để nghiên cứu quá trình tương tự, phụ thuộc cầu não, ở người diễn ra như nào. Nó có thể mang lại cho chúng ta một cách để hiểu rõ hơn não người hoạt động như nào”.

Theo Dân trí/Science Daily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ