“Cánh buồm Mặt trời”: Cuộc cách mạng của hàng không vũ trụ?

GD&TĐ - Tên lửa SpaceX Falcon Heavy đã được phóng đi từ Florida, mang theo một vệ tinh có kích thước bằng một ổ bánh mì không có gì để cung cấp năng lượng cho chính nó ngoài một “cánh buồm Mặt trời” bằng polyester khổng lồ.

Bức mô phỏng của “cánh buồm Mặt trời” trong không gian
Bức mô phỏng của “cánh buồm Mặt trời” trong không gian

Đó là thứ trong nằm mơ của các nhà khoa học từ lâu, nhưng gần đây mới trở thành hiện thực. Ý tưởng này nghe có vẻ thật điên rồ: Đẩy một chiếc tàu qua chân không vũ trụ mà không có động cơ, không có nhiên liệu hay tấm pin Mặt trời nào mà thay vào đó khai thác động lượng của các gói năng lượng ánh sáng được biết tới dưới cái tên là photon - trong trường hợp này là từ Mặt trời của chúng ta.

Tàu vũ trụ có tên gọi là LightSail 2, được phát triển bởi Hiệp hội hành tinh - một tổ chức của Mỹ thúc đẩy thám hiểm không gian do nhà thiên văn học huyền thoại Carl Sagan đồng sáng lập vào năm 1980. Nhưng ý tưởng trên đã tồn tại từ lâu hơn thế rất nhiều. “Trong những năm đầu thế kỷ 17, Johannes Kepler đã nói về việc giong buồm qua những vì sao”, ông Bill Nye - Giám đốc điều hành của Hiệp hội hành tinh trao đổi với giới truyền thông.

Nghiên cứu được đưa vào thực tiễn này bản chất là một lớp màng vuông lớn cực mỏng, siêu nhẹ và có tính phản chiếu. Nó có diện tích 32 m2 và được làm từ Mylar, một thương hiệu polyester đã có mặt trên thị trường từ những năm 1950. Khi các photon bật ra khỏi cánh buồm, chúng chuyển động lượng của chúng theo hướng ngược lại với ánh sáng dội lại.

Nye giải thích: “Tàu vũ trụ càng lớn, càng sáng và khối lượng càng thấp thì càng có nhiều lực đẩy”. Lực đẩy được cung cấp bởi các photon này rất nhỏ - nhưng nó cũng không giới hạn.

Tiền thân của nó là LightSail 1, được ra mắt vào năm 2015. Nhưng nhiệm vụ của nó, vốn chỉ kéo dài trong vài ngày, sau đó đã gặp sự cố và chỉ nhằm mục đích thử nghiệm triển khai cánh buồm. LightSail 2 trị giá 7 triệu USD, một khoản tiền tương đối trong các nhiệm vụ không gian. Nó được dự tính duy trì trong quỹ đạo trong vòng một năm và là minh chứng rõ ràng hơn về khái niệm này.

Đối với lần triển khai này, các tấm pin Mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho các chức năng khác của vệ tinh như chụp ảnh và liên lạc với mặt đất. Khi nó quay quanh Trái đất, nó sẽ bắt đầu tăng độ cao nhờ áp lực của bức xạ Mặt trời trên cánh buồm.

Theo các nhà khoa học, nó có thể tạo điều kiện cho việc thám hiểm không gian sâu hơn. Mặc dù, nó khởi động chậm hơn nhiều so với tàu vũ trụ chạy bằng nhiên liệu, nó sẽ tiếp tục tăng tốc vĩnh viễn trong không gian và cuối cùng sẽ đạt được tốc độ ngoạn mục. Và một điểm cộng khác mà các nhà khoa học nói là: “Bạn sẽ có thể nhìn thấy nó từ mặt đất bằng mắt thường”.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.
Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.