Khoa học giải mã hiện tượng “hồn lìa khỏi xác“: Không tồn tại màu sắc tâm linh

GD&TĐ - Rất nhiều trường hợp "xuất hồn" được các nhà khoa học phát hiện, mở ra thêm những bí ẩn về cơ thể con người.

Khoa học giải mã hiện tượng “hồn lìa khỏi xác“: Không tồn tại màu sắc tâm linh

"Hồn lìa khỏi xác" là hiện tượng mà khoa học đã mất nhiều năm nhưng chưa thể giải thích được. Đó là khi con người rơi vào trạng thái hôn mê, mất nhận thức và cận kề cái chết, phần “hồn” của họ “tách” ra và có thể nhìn được người thân của mình đang hốt hoảng bên cạnh, hoặc thậm chí là có trải nghiệm “gặp người phía bên kia thế giới”… Điều kì lạ là khi tỉnh dậy, họ có thể kể lại toàn bộ những gì xảy ra khi họ bị hôn mê.

Khoa học giải mã hiện tượng hồn lìa khỏi xác: Không tồn tại màu sắc tâm linh

"Thoát hồn" khi cận kề cái chết là một điều bí ẩn. Việc con người vẫn có những trải nghiệm ngoài cơ thể, nhận biết những thứ xung quanh mình khi tim đã ngừng đập thật khó để lý giải nếu chỉ qua vài thí nghiệm đơn thuần.

Để hiểu rõ hơn hiện tượng này, các nhà khoa học tới từ Đại học Southampton (Anh) đã theo đuổi nghiên cứu trong vòng 4 năm, khảo sát trên hơn 2.000 người tại 15 bệnh viện ở Anh, Úc, Mỹ. Đây đều là những bệnh nhân từng trải qua giai đoạn tim ngừng đập hoàn toàn.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy có tới 40% số người tai qua nạn khỏi sau khi tim ngừng đập đã nói rằng, họ cảm giác bản thân vẫn còn "ý thức" ngay trong khoảng thời gian chết lâm sàng. Cảm giác này biến mất khi tim họ đập trở lại.

Khoa học giải mã hiện tượng hồn lìa khỏi xác: Không tồn tại màu sắc tâm linh

Một bệnh nhân thuật lại rằng mình đã thực sự "thoát xác", đứng trân trân ở góc phòng và dõi theo toàn bộ quá trình hồi sức cấp cứu của chính mình, khi ấy, đang nằm trên giường bệnh.

Người đàn ông 57 tuổi tới từ Southampton cho biết, ông vẫn nhớ rất rọ từng hành động của bác sĩ, tới âm thanh chết chóc của máy móc trong phòng. Đó là trải nghiệm 3 phút ông không bao giờ quên.

Khoa học giải mã hiện tượng hồn lìa khỏi xác: Không tồn tại màu sắc tâm linh

"Bệnh nhân trên có thể tả lại chính xác những gì đã diễn ra trong phòng. Thậm chí, ông ấy còn nhắc tới chính xác 2 tiếng bíp từ một chiếc máy vốn chỉ phát ra âm thanh đó 3 phút một lần."

"Những lời người đàn ông đó nói có vẻ khá tin cậy. Chúng đều đúng so với thực tế. Như vậy, thời gian mà ý thức con người có thể tồn tại sau khi chết có thể lên đến 3 phút." - Ông Parnia nói.

Trong số 2.060 ca tim ngừng đập mà nhóm nghiên cứu khảo sát, có đến 330 người sống sót, 140 người trong đó khẳng định bản thân vẫn còn ý thức khi đang được cấp cứu. 1/5 bệnh nhân nói rằng họ nhận thấy sự thanh bình bất thường khi "tắt thở". 1/3 nói rằng nhận ra thời gian xung quanh đang chậm hoặc nhanh hơn.

Một số nói rằng những luồng sáng rực rỡ như mặt trời lóe lên khiến họ chói mắt. 13% số người sống sót cảm nhận rõ rệt "hồn đang lìa khỏi xác", thấy các giác quan nhạy bén đến bất ngờ.

Khoa học giải mã hiện tượng hồn lìa khỏi xác: Không tồn tại màu sắc tâm linh

"Tuy nhiên, những bằng chứng về khoa học thu được vẫn còn khá ít ỏi. Có người nói đó chỉ là ảo giác, trong khi có người lại đưa ra lời kể khớp với thực tế diễn ra." - Bác sĩ Parnia nói.

Các nhà khoa học tại đại học Liege (Bỉ) cũng tiến hành thử nghiệm tương tự về hiện tượng này nhưng mở rộng đối tượng tới những người leo núi hay thợ lặn.

Những người tới từ các nền văn hóa khác nhau cũng có trải nghiệm khá tương đồng. Điều ấy chứng tỏ các viễn cảnh này đều xuất phát từ não bộ, xoay quanh việc nhìn thấy người thân đã qua đời, thấy toàn bộ cuộc đời mình, thấy đường hầm và ánh sáng phía cuối con đường...

Khoa học giải mã hiện tượng hồn lìa khỏi xác: Không tồn tại màu sắc tâm linh

Những trải nghiệm bên ngoài cơ thể có thể được giải thích bởi các tác động do xung điện đi qua một phần não bộ. Khi ấy, dòng điện sẽ tác động đến “hồi nếp cong” -  một phần của vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương và tạo ra hiện tượng "hồn lìa khỏi xác". Sự kích thích này có thể gây ra những hoạt động bất thường khiến con người bước gần hơn tới hiện tượng "bật hồn".

Khi con người bị đặt vào tình huống nguy hiểm, lượng máu cung cấp cho cơ thể sẽ có thay đổi đáng kể, khiến oxy lên não cũng biến động. Thông qua các máy chụp não, các nhà nghiên cứu nhận thấy khu vực tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương đã tạo ra hiện tượng này.

Theo Yan.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.