Khoa học đã chứng minh con luôn giống bố nhiều hơn giống mẹ

Mọi người hay nói "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" và thường mặc định tỉ lệ phân chia gen di truyền của người cha và người mẹ trên một đứa trẻ luôn là 50/50. 

Tuy nhiên, ngoại trừ những trường hợp con mang gen trội hoàn toàn của một bên nên giống bố hoặc mẹ như đúc ra, thì đã có một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng con cái thường giống bố nhiều hơn giống mẹ. Cụ thể là:

1. Bố chính là người quyết định giới tính của con

Một nghiên cứu của Tiến sĩ Corry Gellatly, công tác tại trường đại học Newcastle (Anh) đã chứng minh rằng giới tính của em bé do gen của người bố quyết định. Vì trong cơ thể của người đàn ông có hai nhiễm sắc thể X và Y, trong khi cơ thể của mẹ chỉ có nhiễm sắc thể X.

Khoa học đã chứng minh con luôn giống bố nhiều hơn giống mẹ ảnh 1
Bố chính là người quyết định giới tính của con.

Điều này có nghĩa là nếu nhiễm sắc thể X của bố kết hợp với nhiễm sắc thể X của mẹ sẽ tạo ra một em bé gái (XX), ngược lại, nếu nhiễm sắc thể Y của bố "làm bạn" với nhiễm sắc thể X của mẹ sẽ tạo ra một cậu con trai (XY).

Như vậy, rõ ràng việc sinh con trai hay con gái hoàn toàn là do bố quyết định.

2. Con trai thừa hưởng khả năng sinh sản từ bố

Giáo sư Van Steirteghem, hiện đang là giáo sư danh dự tại trường đại học Vrije Universiteit Brussel (Bỉ), đã từng thực hiện nghiên cứu khả năng sinh sản của bố có được di truyền cho con trai hay không. 

Kết quả cho thấy, những cậu bé được thụ tinh trong ống nghiệm có nhiều khả năng có chất lượng tinh trùng thấp giống như bố của mình. Trong khi đó, những đứa trẻ được thụ tinh tự nhiên có số lượng tinh trùng cao hơn nhiều.

Điều này có nghĩa là khả năng sinh sản của bố cũng được di truyền qua cho con trai.

3. Sức khỏe tinh thần của trẻ phụ thuộc phần nhiều vào độ tuổi của bố lúc sinh con

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Brian M. D'Onofrio, công tác tại Khoa Khoa học Tâm lý và Não bộ thuộc trường Đại học Indiana (Mỹ), mặc dù cả hai bố và mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần trong tương lai của các con, song độ tuổi của bố lại quyết định nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ.

Nói cách khác, những đứa trẻ được sinh ra khi bố ở độ 45 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực,… hơn những đứa trẻ có bố trẻ tuổi.

4. Trẻ thừa hưởng "nụ cười" của bố

Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ đã từng công bố một nghiên cứu về việc bố mẹ di truyền kích thước và vị trí răng, hình dạng hàm cho con. 

Song, các nhà khoa học tin rằng gen của bố sẽ mạnh hơn gen của mẹ. Thế nên nụ cười, men răng, độ nhạy cảm của răng của bố sẽ được truyền lại cho con.

5. Trẻ thừa hưởng chiều cao từ bố

Tiến sĩ Beatrice Knight giảng dạy tại Bệnh viện Royal Devon and Exeter (Anh) cho biết, các ông bố dường như sẽ truyền chiều cao của mình lại cho con. Cụ thể các nhà nghiên cứu đã liên hệ 1.000 gia đình để ghi lại số liệu về cân nặng và chiều cao của bố mẹ cũng như của em bé trong hai năm đầu đời.

Kết quả cho thấy, những đứa trẻ có bố cao thường to và nặng cân hơn những đứa trẻ có bố thấp.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà ga xe lửa ở thành phố Dnipro, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất của quân đội Ukraine bị tấn công tên lửa ngày 19/4/2024

Phòng không Ukraine suy yếu

GD&TĐ - Ngày 19/4/2024, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều khu vực quân sự quan trọng của lực lượng Kiev.