Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo kiến tạo tương lai

GD&TĐ - Nhiều nhà khoa học của ĐHQG Hà Nội đã tích cực tham gia nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất xây dựng các chủ trương, đường lối, quyết sách của Đảng, Nhà nước về nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo kiến tạo tương lai - Đây là khẳng định của PGS.TS Vũ Văn Tích - Trưởng Ban khoa học ĐHQG Hà Nội.

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo kiến tạo tương lai

Thể hiện tốt vai trò và uy tín học thuật     

ĐHQG Hà Nội đã và đang tích cực triển khai Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm phát triển bền vững vùng Tây Bắc với 54 đề tài và 4 dự án vừa có tính vĩ mô gắn với bài toán chung của toàn vùng, liên vùng và tiểu vùng, vừa tập trung giải quyết vấn đề cụ thể của một số địa phương.

Trường Đại học KHTN luôn khẳng định vị thế với nhiều công trình khoa học giá trị
Trường Đại học KHTN luôn khẳng định vị thế với nhiều công trình khoa học giá trị

Thực hiện nhiệm vụ KHCN đặc biệt “Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam” bắt đầu khởi động triển khai từ năm 2018, khi hoàn thành sẽ là một trong những sản phẩm là Bộ sách đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam. Đề án “Hệ tri thức Việt số hoá” với mục tiêu “Chia sẻ tri thức - Cổ vũ sáng tạo - Kết nối cộng đồng – Vì tương lai Việt Nam”, đến nay đá có hơn 42.000 file hỏi đáp và hơn 12.000 file dữ liệu tham gia vào nguồn cơ sở dữ liệu.

Trong năm 2019, ĐHQG Hà Nội tiếp tục triển khai Chương trình KH&CN trọng điểm phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Nhiệm vụ KH&CN đặc biệt “Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam”; Nhiệm vụ đặc biệt cấp Quốc gia ”Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa của các tác phẩm kinh điển phương Đông”; Các chương trình nghiên cứu trọng điểm; hợp tác triển khai các nhiệm vụ KH&CN theo đặt hàng của Đảng, Nhà nước, hợp tác với các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm lớn tầm cỡ quốc gia, quốc tế. 

 Thúc đẩy nghiên cứu khoa học  

Đội ngũ cán bộ khoa học ĐHQG Hà Nội sẽ đạt một số chỉ tiêu trong lĩnh vực KHCN trong năm 2019, bao gồm: 1.412 bài bài báo khoa học trong nước;  600 bài báo khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI và SCOPUS; 50 sách chuyên khảo tiếng Việt; 9 sách chuyên khảo tiếng nước ngoài; 50 hồ sơ phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; 6 sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh được chuyển giao cấp ngành và quốc gia; 3 doanh nghiệp, vườn ươm KHCN và dành 8 giải thưởng KHCN quốc gia/ quốc tế.

Bên trong một phòng thí nghiệm hiện đại
Bên trong một phòng thí nghiệm hiện đại 

Năm 2018, với số bài báo quốc tế trong hệ thống ISI/Scopus của là 616 bài, tăng gấp 61,6 lần so với năm 1993 (10 bài), so với năm 2013 tăng 3,13 lần (200 bài), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; xuất bản 57 sách chuyên khảo, trong đó có 10 sách xuất bản bằng tiếng nước ngoài (đạt 107,52% chỉ tiêu kế hoạch); 08 Giải thưởng khoa học đã được trao cho các nhà khoa học của ĐHQGHN (đạt 114% chỉ tiêu kế hoạch),    

Nhiều công trình có sản phẩm khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín của quốc gia và quốc tế, nhiều công trình có hướng tiếp cận mới và bám sát thực tiễn, bước đầu tạo ra những sản phẩm công nghệ, sản phẩm ứng dụng; 90% công bố khoa học có tên đồng tác giả là học viên cao học và nghiên cứu sinh; 60% nghiên cứu sinh (riêng các lĩnh vực tự nhiên, công nghệ là trên 80%) có công bố quốc tế trên các tạp chí ISI/Scopus.

Tích hợp NCKH với đào tạo, đào tạo dựa vào nghiên cứu đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thực hiện. ĐHQG Hà Nội đã ban hành các quy chế, quy định, trong đó có nhiều nội dung quy định đào tạo gắn với NCKH, trong đó Quy chế đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ yêu cầu nghiên cứu sinh bắt buộc phải có công bố khoa học, đã có tác dụng thúc đẩy công tác NCKH trong sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu.

Nâng tầm giá trị các nghiên cứu

Kết quả chuyển giao các sản phẩm này trong thực tiễn ban đầu đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như: Sản phẩm BioSpring từ phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học về Enzym và Protein trường ĐH KHTN đã được chuyển giao cho doanh nghiệp tổ chức triển khai. Sản phẩm đã được bán rộng rãi trên thị trường, giúp cho việc ổn định môi trường nuôi tôm trong ngành thủy - hải sản Việt Nam.

Các hoạt động NCKH luôn được đề cao
Các hoạt động NCKH luôn được đề cao

Sản phẩm quy trình tái chế rác thải plastic thành các sản phẩm bao bì nhựa từ phòng thí nghiệm về phát triển vật liệu xanh. Một số sản phẩm được giải thưởng KH&CN cấp ngành, được chuyển giao và ứng dụng trên thị trường như: UET-fastest - Hệ robot thông minh đã được giải nhất cuộc thi quốc tế về Robot; hay sản phẩm điều vận trực tuyến EMDDI; Công nghệ Tin - Sinh ứng dụng: Bản đồ gien người Việt, một con Chips về mã hóa tín hiệu video, kết hợp camera thông minh ứng dụng trong Smart home…

Một số sản phẩm trong ngành khoa học xã hội cũng có các thành tựu quan trọng đối với các cơ quan hoạch định chính sách về tư vấn các cơ chế, chính sách lớn liên quan đến kinh tế, giáo dục, phát triển bền vững,… Một trong những trung tâm nổi bật đó là: Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế VEPR thuộc Trường Đại học Kinh tế đã có một serie báo cáo thường niên về Kinh tế Việt Nam. Từ đó rút ra những quy luật mang tính dự báo để định hướng tư vấn có hàm ý chính sách cho các Bộ, ban ngành và địa phương.

Tính đến ngày 15/12/2018, ĐHQG Hà Nội đã thu hút, tuyển dụng được 80 viên chức, trong đó xét tuyển đặc cách cho 47 viên chức (01 giáo sư, 05 phó giáo sư và 39); trong đó đã mời được nhiều giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực KHCN như Y học, Nông nghiệp, Xã hội học… về tham gia đào tạo, nghiên cứu và dẫn dắt những ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu mới.

Chương trình thu hút học giả quốc tế được triển khai thí điểm tại Khoa Quốc tế đến nay đã có mối liên hệ thường xuyên với trên 20 học giả quốc tế ở các trường đại học uy tín trên thế giới. Bên cạnh các chương trình KH&CN đặc biệt, ĐHQG Hà Nội ưu tiên phát triển các sản phẩm trọng tâm, trọng điểm gắn với hình thành một số trung tâm nghiên cứu xuất sắc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ