Khi người học là trung tâm

Khi người học là trung tâm

(GD&TĐ) - Ngay trong tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khoá cho tân SV, Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng) đều triển khai tập huấn hai chuyên đề: Học chế tín chỉ – các đặc trưng và quy chế đào tạo; phương pháp học tập ở bậc ĐH, CĐ. Ngoài ra, nhà trương còn đưa nội dung về phương pháp học tập và NCKH vào giảng dạy thành học phần tự chọn tự do từ năm học 2008 – 2009. Cùng với việc đầu tư CSVC, đổi mới phương pháp đánh giá và giảng dạy của GV, quan trọng hơn cả, với triết lý “lấy người học làm trung tâm”, nhà trường đã kiên trì vận động thay đổi thái độ và phương pháp học tập của SV để thích ứng với phương thức đào tạo mới. Bởi dạy học theo học chế tín chỉ hướng đến không chỉ kiến thức kỹ năng nghề nghiệp mà quan trọng hơn là giúp phát triển năng lực của người học, chuẩn bị cho SV vào đời.

Cải thiện đầu vào để nâng cao chất lượng đào tạo 

Từ khi Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi ĐH theo hình thức “3 chung”, trường CĐ Công nghệ chỉ sử dụng kết quả của đợt thi ĐH chứ không tuyển kết quả thi CĐ và chưa bao giờ phải xét tuyển đến NV3. Thậm chí, có những ngành, khối thi, điểm chuẩn của trường còn cao hơn điểm sàn. Đơn cử như kỳ tuyển sinh năm 2012 này, điểm vào ngành của các ngành học như Công nghệ thông tin là 11 điểm đối với cả hai khối A và D1, so với 10 điểm sàn CĐ khối A và 10,5 sàn CĐ khối D; điểm chuẩn của 2 ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ KT Công trình xây dựng đều ở mức 11 điểm/10 điểm sàn khối A. Theo số liệu của ĐH Đà Nẵng, kỳ tuyển sinh năm 2011, trong tổng số 2.880 hồ sơ ĐKXT NV2 vào các trường CĐ thành viên, thì có đến 756 hồ sơ có điểm xét tuyển bằng hoặc trên điểm sàn ĐH. Trong đó, riêng trường CĐ Công nghệ đã có 707 trường hợp. Nhận xét về “hiện tượng” này, thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, các trường ĐH, CĐ cần cân nhắc bài toán đầu ra trong tuyển sinh. Thí sinh, khi lựa chọn trường để nộp HSXT, đã không chỉ đơn thuần chọn một trường cho có, mà còn cân nhắc về chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm...

Lễ khai giảng khóa học kỹ thuật lắp đặt và vận hành thang máy có trình độ cao cho SV tốt nghiệp của trường, chương trình liên kết giữa trường Cao đẳng Công nghệ và Công ty ME Inc., Nhật Bản
Lễ khai giảng khóa học kỹ thuật lắp đặt và vận hành thang máy có trình độ cao cho SV tốt nghiệp của trường, chương trình liên kết giữa trường Cao đẳng Công nghệ và Công ty ME Inc., Nhật Bản

Theo TS Võ Như Tiến - Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ, chỉ có khoảng 20% trong tổng số SV tốt nghiệp hệ CĐ đăng ký thi liên thông. Điều này chứng tỏ rằng, các em theo học CĐ với quan niệm “một nghề cho chín” chứ không đơn thuần là chọn con đường vòng để tiếp cận cánh cửa ĐH. 

Học trong môi trường nghề nghiệp

Cùng với các trường thành viên khác của ĐH Đà Nẵng, bắt đầu từ năm học 2006 - 2007, trường CĐ Công nghệ đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.

Đào tạo tín chỉ yêu cầu việc đầu tư trang bị CSVC đào tạo và quản lý cần phải được đổi mới và phù hợp như cơ sở chung về giảng đường, phòng học, phòng làm việc của các bộ phận chức năng, thư viện, trang bị về CNTT, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành thí nghiệm đầy đủ, các phương tiện truyền đạt giảng dạy mới... phục vụ cho người quản lý, người dạy và người học. Hiện nay, trường CĐ Công nghệ có 14 xưởng thực hành với diện tích hơn 3000m2, 22 phòng thí nghiệm với diện tích 2000m2, 6 phòng máy tính với hơn 300 máy tính được nối mạng cục bộ và kết nối với mạng cáp quang liên kết các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng; thư viện nhà trường với hàng chục ngàn đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực KHKT phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên và SV. 

Một trong những xưởng thực hành của trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)
Một trong những xưởng thực hành của trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)

Chương trình đào tạo (CTĐT) của trường được xây dựng theo phương châm cập nhật và thực tiễn, chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và công nghệ để SV có thể làm được việc ngay sau khi ra trường và khả năng học liên thông lên đại học. Các CTĐT đã được công bố trên website của nhà trường, cũng như trong Niên giám được cập nhật hàng năm, bổ sung các học phần tự chọn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của SV. Hệ thống WebCT (Web Course Tool) - xây dựng nguồn học liệu bám sát các CTĐT, SV có thể khai thác các tài nguyên học tập tại bất kỳ địa điểm nào có nối mạng internet. Đây là hạ tầng thông tin quan trọng làm tiền đề cho đổi mới dạy - học theo triết lý “lấy người học làm trung tâm”. Nhà trường đã triển khai hệ thống thu nhận ý kiến phản hồi của SV về mặt công tác quản lý phục vụ và giảng dạy để cải thiện và nâng cấp hơn nữa chất lượng phục vụ. 

Kết nối với các doanh nghiệp để lấy ý kiến góp ý cho chương trình, cùng hỗ trợ, tham gia đào tạo; làm cầu nối giữa SV với doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng… là những nỗ lực của trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng) để SV được học tập trong môi trường nghề nghiệp. Nhà trường cũng xác định, trong thời gian tới, sẽ chú trọng trang bị các thiết bị, dụng cụ phương tiện dạy học theo phương pháp mới, đầu tư cho phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, gắn kết hơn nữa với các cơ sở sản xuất trên địa bàn, trang bị cho người học những kiến thức đáp ứng nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp theo phương chấm cung cấp cái thị trường cần chứ không phải những gì nhà trường có. 

Hà An

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.