Khi Gián trở thành ... "đặc sản", "mỹ phẩm" của người Trung Quốc

Khi Gián trở thành ... "đặc sản", "mỹ phẩm" của người Trung Quốc

Loài gián bỗng trở thành... “thần dược”, “đặc sản” của người Trung Quốc

Gián sấy khô để chuẩn bị bán cho các công ty dược. Những nông trại nuôi gián ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đang ngày càng mọc lên nhiều hơn bởi loài côn trùng này vừa dễ nuôi vừa sinh lợi.

Gần đây, ở Trung Quốc, loài côn trùng vốn gây bao khiếp đảm cho con người - gián - bỗng dưng “lên ngôi”. Loài gián không chỉ được người Trung Quốc chế biến thành những món ăn đặc sản, còn được sử dụng như một thần dược làm đẹp!

Gián “lên ngôi” - trở thành “thần dược” để chữa bệnh và làm đẹp

Hiện nay, nông dân Trung Quốc đang làm giàu nhờ một loài côn trùng gớm ghiếc - loài gián. Giá bán nửa cân gián khô vào khoảng 20 đô la (tương đương hơn 400.000 VND). Gián đang được ngành dược Trung Quốc “ưu ái”, dùng để bào chế thuốc hoặc sản xuất mỹ phẩm.

Phóng viên của tờ tin tức Los Angeles Times (Mỹ) đã trực tiếp đến thăm một nông trại trước đây dùng để nuôi gà nhưng giờ đây đã được sửa chữa lại để… nuôi gián ở thành phố Tế Nam.

Khi vào thăm “nông trại chăn nuôi gián”, những người thần kinh vững nhất cũng phải khiếp đảm khi nhìn thấy những đàn gián đông đúc bay tới bay lui giữa những tấm kim loại xếp san sát nhau để dùng làm nơi ẩn náu ít ánh sáng mà loài gián vốn ưa thích.

Anh Vương - chủ trang trại nuôi gián - vui vẻ trấn an đoàn phóng viên đang hốt hoảng: “Không có gì phải sợ cả. Chính chúng đã đem lại cơ ngơi, tài sản cho tôi đấy”, anh Vương nhìn lũ gián âu yếm và để mặc cho những con gián nghịch ngợm chui cả vào áo mình.

Hiện tại, người đàn ông 43 tuổi này là chủ của loạt trang trại nuôi gián lớn nhất Trung Quốc với ước tính số lượng lên tới… 10 triệu con. Anh thường bán gián cho các công ty dược trong nước và nước ngoài cũng như các công ty sản xuất mỹ phẩm.

Gián vốn được coi là loài côn trùng giàu protein, vì vậy, sử dụng gián làm nguyên liệu chế biến thuốc và mỹ phẩm là một giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.

Anh Vương bắt đầu mở nông trại nuôi gián từ năm 2010, từ đó đến nay, giá gián khô ngày càng tăng, ban đầu chỉ 2 đô la/nửa cân nhưng giờ đã tăng lên 20 đô la/nửa cân bởi các nhà sản xuất ngày càng quan tâm tới loại nguyên liệu đặc biệt này. Không ít công ty còn tích trữ gián khô để phục vụ sản xuất lâu dài.

“Ban đầu tôi cũng nuôi lợn, nuôi gà nhưng lợi nhuận ít quá. Từ khi chuyển sang nuôi gián thì khác hẳn, đầu tư 1, thu về gấp những 7-8 lần”, anh Vương chia sẻ.

Đặc sản… gián rán giòn

Hoạt động nuôi gián hiện phổ biến nhất ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ở đây có hẳn một Viện Nghiên cứu Côn trùng vốn từ lâu đã có nhiều công trình bàn về tác dụng của loài gián. Giáo sư Lưu, một nhà nghiên cứu lâu năm tại viện cho biết ông từng bị hói nhưng sau khi sử dụng một loại sản phẩm dành cho tóc được chiết xuất từ gián, tóc ông đã mọc dày trở lại.

Những thử nghiệm đối với mặt nạ gián cũng được ông tình nguyện tiên phong sử dụng và mấy năm trở lại đây, da ông không hề có thêm nếp nhăn nào, ngược lại càng ngày càng đẹp hơn. Những khẳng định này của ông Lưu tuy chưa được giới khoa học công nhận rộng rãi nhưng rõ ràng đã nhen nhóm cho một ngành “chăn nuôi” mới phát triển tại đây.

Ở Sơn Đông, người dân dường như đã trở nên quá thân quen với loài gián, họ bắt đầu có những “sáng tạo” không thể tưởng tượng nổi. Nhiều người nông dân ban đầu khi nuôi gián chỉ nghĩ sẽ bán cho những người nuôi cá hoặc gia súc, ít ai dám nghĩ rằng gián sẽ có một ngày trở thành món ăn… ngon và bổ dưỡng cho người.

Vốn đã quen với các món ăn làm từ châu chấu, giờ đây, người dân ở tỉnh Sơn Đông bắt đầu chế biến những món mới từ gián. Anh Vương hiện nay không chỉ bán gián cho các công ty dược phẩm và mỹ phẩm, anh còn bán chúng cho một nhà hàng gần đó.

Ở đây, họ có món gián rán giòn. Anh cho biết không ít vị khách đến đây đã bắt đầu “nghiện” món này và coi đó là đặc sản mới.

Loài gián bỗng trở thành... “thần dược”, “đặc sản” của người Trung Quốc
Loài gián bỗng trở thành... “thần dược”, “đặc sản” của người Trung Quốc
Một ngành “chăn nuôi” mới
Một ngành “chăn nuôi” mới


Theo Dân trí / Los Angeles Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ