Khi ba chồng là người "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành"

Mẹ chồng tôi vốn hiền lành, cam chịu còn ba chồng nổi tiếng gia trưởng, cổ hủ và tính toán chi li. Ba chồng là người nắm hết tiền bạc trong nhà, kể cả chuyện sắm sửa hay đi chợ mua thức ăn hàng ngày.

Ba chồng tôi là người nắm tiền bạc và quản lý việc chi tiêu trong nhà. Ảnh minh hoạ.
Ba chồng tôi là người nắm tiền bạc và quản lý việc chi tiêu trong nhà. Ảnh minh hoạ.

Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn được cảnh báo vì dễ nảy sinh mâu thuẫn. Nhưng trong nhiều trường hợp, ba chồng mới trở thành nỗi ám ảnh của con dâu. Chuyện của gia đình đình tôi là một trong số đó.

Tôi lấy chồng được năm năm, ba năm đầu chúng tôi ở trọ gần công ty thì không có việc gì xảy ra. Bước sang năm thứ tư, tôi sinh con nên phải chuyển về ở chung với ba mẹ chồng.

Mẹ chồng tôi vốn hiền lành, cam chịu còn ba chồng nổi tiếng gia trưởng, cổ hủ và tính toán chi li. Ba chồng là người nắm hết tiền bạc trong nhà, kể cả chuyện sắm sửa hay đi chợ mua thức ăn hàng ngày.

Hàng tháng, vợ chồng tôi đóng sinh hoạt phí gần hết lương, chỉ giữ lại vài trăm tiêu vặt và đổ xăng. Khi tôi có bầu, ngoài ba bữa cơm ra không được ăn uống gì thêm.

Bởi ba chồng quan niệm, ăn nhiều cơm sẽ khỏe chẳng cần ăn gì nữa. Tôi không dám mua đồ ăn vặt bởi có lần chị gái cho bịch hoa quả, ông tưởng tôi mua đã chửi bới là hoang phí, không tiết kiệm.

Chồng tôi chịu thương chịu khó nhưng không dám cãi lời ba. Có lần chồng tôi góp ý với ba chồng, bị ông đánh nên không dám nói nữa. Công ty cách nhà hơn 30km, sáng sớm tôi phải dậy từ 4 giờ rưỡi để nấu nướng dọn dẹp, cho con ăn rồi mới đi làm.

Đến tối hơn 8 giờ mới về đến nhà, ăn cơm nguội ông bà để phần. Nhìn mâm cơm lúc nào chỉ có rau và đậu, thỉnh thoảng mới có thêm trứng và ít thịt, tôi không nuốt nổi. Con tôi ở nhà với ông bà cũng chỉ được ăn như thế, muốn ăn gì mà mua về là ông chửi té tát.

Có hôm, dọn cơm ra, con tôi bảo: “Mẹ ơi, con muốn ăn tôm”. Tôi thương con cười trừ bảo: “Để đó mai mẹ mua cho” thì ông mắng át đi: “Không được chiều nó, làm nó hư. Nhà này không có ai là ngoại lệ hết, ăn gì thì cả nhà cùng ăn”.

Tôi thấy uất ức thay, hàng tháng chúng tôi đóng tiền đầy đủ nhưng ông chỉ cho ăn như thế. Không chỉ riêng chuyện ăn uống, ba chồng tôi còn xét nét đủ thứ chuyện. Công ty có liên hoan, đi du lịch hay đám cưới, tôi đều không được đi.

Ba chồng bảo hết giờ làm thì về, không cần quan hệ bạn bè với ai hết sẽ hư người. Ngày cuối tuần, tôi muốn đưa con về ngoại chơi cũng không được, ông bắt ở nhà dọn dẹp nhà cửa rồi làm việc nhà.

Không chỉ riêng tôi mà mẹ chồng bị ông cấm đoán đủ thứ. Có lần, mẹ đi dự đám cưới nhưng không có áo quần, tôi mua cho bà một bộ mới. Thế mà, ông xé hết còn mắng chửi là lãng phí, dối trá. Mẹ chồng chỉ cần cãi lại một câu là bị ông đánh.

Điều tôi thấy mệt mỏi nhất là tính chồng ngày càng giống ba. Anh không cho tôi mua sắm quần áo hay trang điểm gì cả.

Chồng bảo: “Có chồng con rồi cần gì phải mua sắm hay son phấn”. Tôi mua kem dưỡng ẩm và áo quần đi làm anh cũng không cho mua.

Khi ba chong lam
Tôi thấy cuộc sống chung rất ngột ngạt, vừa thương mình vừa thương con. Ảnh minh hoạ.

Tôi quyết định không đưa hết lương cho ba chồng nữa. Bởi cách chi tiêu ăn uống của ông không tốn hết bao nhiêu cả. Tôi mặc kệ, chẳng quan tâm ông nói gì, mắng gì vẫn mua thêm đồ ăn cho con.

Trước đây, tôi vẫn nghĩ, mình sống trong nhà của ông bà thì phải chịu. Nhưng càng ngày, tôi thấy ngột ngạt đến khó chịu vừa thương con vừa thương mình. Thà rằng, tôi không đi làm phải phụ thuộc đã đành, đằng này tôi có lương nhưng tiêu gì cũng bị nói.

Từ khi tôi làm vậy, không khí gia đình rất ngột ngạt, ba chồng hậm hực, chồng giận vợ nhưng tôi không bận tâm. Bởi nhìn thấy con ăn ngon lành mà tôi rơi nước mắt.

Tôi phải sống cho bản thân mình và lo cho con còn không thể trở thành nạn nhân của thói gia trưởng tính toán của ba chồng được.

Theo phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.