Khám phá không gian trưng bày tại Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng

GD&TĐ - Mỗi hiện vật, hình ảnh trong Không gian trưng bày tại Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, đều mang một câu chuyện gắn liền với sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của người Mẹ Việt Nam Anh hùng trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, và trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Mỗi một tư liệu, hiện vật của các Mẹ Việt Nam Anh hùng trong cả nước được trưng bày tại đây, đều mang một câu chuyện gắn liền với sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng
Mỗi một tư liệu, hiện vật của các Mẹ Việt Nam Anh hùng trong cả nước được trưng bày tại đây, đều mang một câu chuyện gắn liền với sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam(1/1/1997 - 1/1/2017), một không gian trưng bày được xem như là một bảo tàng sống độc đáo và duy nhất của cả nước về Mẹ Việt Nam Anh hùng, nằm bên trong lòng tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, tại thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi tri ân hơn 123.000 bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, tiêu biểu trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Với diện tích 1.800 m2, trong đó diện tích trưng bày thường xuyên hơn 1.417 m2, không gian trưng bày gồm 3 chủ đề lớn: Mẹ Việt Nam - Mẹ Tổ quốc; Mẹ Việt Nam Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang và Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ - người được chọn làm hình mẫu để xây dựng tượng đài. Những hình ảnh, hiện vật, tư liệu về Mẹ Việt Nam Anh hùng được trưng bày ở đây được lựa chọn từ những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc do 25 tỉnh/thành phố trong cả nước hiến tặng cho Ban Quản lý Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Bên cạnh những hình ảnh, tư liệu, còn có những hiện vật gắn liền với đời sống, gắn liền với những câu chuyện, kỳ tích của các Mẹ Việt Nam Anh hùng và những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, trong đó phải kể đến Đơn xin lãnh xác chồng của bà Huỳnh Thị Cụt, là con gái của Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Dành, sinh năm 1916, tại làng Tân Phú, tổng Phước Vĩnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa(nay là xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), gửi Thiếu tá Quận trưởng Công Thanh, tỉnh Biên Hòa và Ban Dân chính xã Dân Triều vào ngày 1/1/1971.

Đơn xin lãnh xác chồng là bằng chứng chân thật có rất nhiều ý nghĩa, là bằng chứng, chứng minh những tội ác của đế quốc Mỹ đã gây nên nỗi đau, mất mát cho người dân và cả dân tộc Việt Nam; đồng thời hiện vật còn thể hiện được ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của của một dân tộc thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong suốt bốn ngàn năm lịch sử.

Hay ché đựng gạo được Mẹ Việt Nam Anh hùng Điểu Thị Thẹo, ở Đồn Điền 3, xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, là loại ché dùng để đựng rượu của đồng bào dân tộc Chơ ro, được mẹ Thẹo tận dụng để sử dụng đựng gạo nuôi sống gia đình trong những ngày gian khổ, cũng như tiếp tế cho con trai duy nhất tham gia kháng chiến chống Mỹ.

Mẹ Thẹo đã sử dụng ché đựng gạo từ năm 1969 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) và tiếp tục sử dụng trong quãng đời sau này của mẹ sau ngày giải phóng cho đến khi mẹ qua đời năm 1998.

Hay giỏ xách của Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Biết, sinh năm 1918, quê quán xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, được mẹ Biết dùng đựng tài liệu, thuốc tây tiếp tế cho bộ đội ta vào những năm hoạt động cách mạng của mình. Đặc biệt, trong số các hiện vật sưu tầm có hũ ngoáy trầu từng được mẹ Nguyễn Thị Thứ, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sử dụng trong thời gian ngồi cảnh giới địch cho cán bộ hoạt động bí mật. Mẹ Nguyễn Thị Thứ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tiêu biểu của cả nước vì có đến 9 con trai, 1 con rể và 1 cháu ngoại hy sinh.

Những hiện vật đơn sơ, mộc mạc của các Mẹ Việt Nam Anh hùng và của chồng, con, cháu các Mẹ sẽ chuyển tải đến du khách những câu chuyện xúc động, giàu cảm xúc về những đóng góp, cống hiến, hy sinh lớn lao của các Mẹ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội, chủ nghĩa.

Bên cạnh hình ảnh, hiện vật và tư liệu về Mẹ Việt Nam Anh hùng, để tạo nên sự hấp dẫn, cảm xúc, lôi cuốn người xem, Không gian trưng bày tại Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng,còn có những tổ hợp, tranh tượng, phù điêu… được bố trí hợp lý, tái hiện ký ức về đời sống sinh hoạt, những cống hiến, sự hy sinh to lớn của phụ nữ Việt Nam nói chung và của các Mẹ Việt Nam Anh hùng nói riêng.

Đặc biệt, để tạo cảm xúc dẫn dắt khách tham quan, đội ngũ thuyết minh viên đã sưu tầm những tư liệu, những câu chuyện có thật về cuộc đời và những cống hiến, hy sinh của các Mẹ Việt Nam Anh hùng để đưa vào bài thuyết minh. Bên cạnh đó, với việc trang bị những phương tiện nghe nhìn hiện đại, khách tham quan khi đến đây sẽ được xem những bộ phim tư liệu đặc sắc về những Mẹ Việt Nam Anh hùng tiêu biểu của cả nước, được đắm chìm trong những bản nhạc không lời về Mẹ...

Đến với Không gian trưng bày hình ảnh, hiện vật về Mẹ Việt Nam Anh hùng, tại đây du khách có thể hiểu rõ hơn về phẩm chất chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, của những người phụ nữ Việt Nam vừa lao động sản xuất, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến; gánh vác việc nước, đảm đang việc nhà để chồng con an tâm đánh giặc.

Chị Hoàng Thị Bích Hạnh - Giám đốc Ban quản lý Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng chia sẻ: Mỗi hiện vật đều mang một câu chuyện gắn liền với sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của các Mẹ Việt Nam Anh hùng trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Việc tổ chức thực hiện sưu tầm, trưng bày, giới thiệu hiện vật góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, giúp thế hệ trẻ cũng như du khách trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ