Trẻ biếng ăn, chậm lớn là tình trạng phổ biến của nhiều gia đình. Các mẹ thường than thở về việc cho con ăn mệt nhọc như “đánh vật” mà trẻ vẫn chứng nào tật nấy.
Khi thấy trẻ biếng ăn, mẹ thường cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề và khắc phục bằng men tiêu hóa, cốm vi sinh. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn có thể do thiếu vi chất kẽm. Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm đúng nguyên nhân và cách khắc phục.
Kẽm là loại vi chất hiện diện trong hầu hết các tế bào cũng như bộ phận của cơ thể. Mặc dù chiếm số lượng không lớn, nhưng thiếu hụt kẽm có thể gây ra những tác động nghiêm trọng. Thiếu kẽm làm giảm trọng lượng thai nhi hoặc gây lưu thai ở phụ nữ có thai; làm giảm khả tình dục và sinh sản ở nam giới.
Đối với trẻ em, kẽm giúp các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia cảm nhận sự kích thích của thức ăn, làm tăng sự nhạy cảm hương vị và cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Ngoài ra, kẽm còn tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, tránh nhiễm trùng, nhiễm trùng tái phát, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, hay khóc về đêm, viêm lưỡi và rụng tóc… Nếu thiếu kẽm, cảm nhận vị giác giảm theo, gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Các thực phẩm giàu kẽm. |
Nguyên nhân thiếu kẽm thường do quá trình chế biến món ăn hoặc bé không thích một số món ăn có chứa nhiều kẽm, bé bị tiêu chảy… Dấu hiệu nhận biết là bé biếng ăn kéo dài. Để bổ sung kẽm và giúp bé ăn ngon hơn, mẹ nên đa dạng bữa ăn và bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như giá đỗ, đậu, bí đỏ, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, cá, tôm… vào thực đơn của trẻ.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm một số chế phẩm có chứa vi chất kẽm để bổ sung trực tiếp cho trẻ và thường xuyên tạo không khí vui tươi trong các bữa ăn. Lượng kẽm cần thiết thường tăng dần theo tuổi, trẻ 1-3 tuổi cần 3mg kẽm; 4-8 tuổi cần 5mg kẽm; 9-13 tuổi cần 8mg kẽm mỗi ngày. Mẹ nên lưu ý bổ sung vừa đủ so với nhu cầu của trẻ.