Ước mơ của cô giáo người Vân Kiều

GD&TĐ - Hơn 11 năm công tác tại miền núi khó khăn, cô Hồ Thị Táo, GV Trường Mầm non Tà Rụt huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị đã dành tất cả nhiệt huyết, tuổi thanh xuân của mình để chăm sóc, dạy dỗ HS người dân tộc Vân Kiều.

Một bữa ăn của học sinh Trường Mầm non Tà Rụt.
Một bữa ăn của học sinh Trường Mầm non Tà Rụt.

Trường Mầm non Tà Rụt nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh, cách trung tâm huyện 60 km về phía Tây Nam. Trường có 3 điểm lẻ cách điểm chính 3 cây số với 38 cán bộ giáo viên, nhân viên đang công tác.

Ngôi trường chính là niềm tự hào của các giáo viên, phụ huynh học sinh và nhân dân khi được Bộ GD&ĐT công nhận là Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2014. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư, ổn định cơ bản đáp ứng cho nhu cầu dạy và học. 

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của giáo viên khi công tác xa nhà là không có chỗ ở. Trường có một nhà lưu trú cho giáo viên xây dựng vào năm 2005 chỉ có vỏn vẹn 4 phòng. Do số lượng trẻ mỗi năm đều tăng giáo viên được tuyển dụng vào trường cũng nhiều, trong đó có nhiều giáo viên ở dưới xuôi lên vì thế chỗ ăn ở, sinh hoạt không bảo đảm. 

Hàng năm, có từ 8 - 10 giáo viên phải thuê trọ và tiền trọ 1 triệu đồng/tháng. Chính vì chỗ ăn, ở không bảo đảm nên nhiều GV không an tâm khi công tác lâu dài. Một số cô công tác chừng 3 năm lại muốn về quê, một phần đường sá đi lại khó khăn, một phần thì tiền thuê trọ quá đắt. 

Hoạt động ngoài giờ của các em học sinh Trường Mầm non Tà Rụt.
Hoạt động ngoài giờ của các em học sinh Trường Mầm non Tà Rụt.

Là giáo viên công tác tại vùng núi trọn vẹn 11 năm, cô  Hồ Thị Táo thấu cảm được sự khó khăn, vất vả của đồng nghiệp nơi đây nên cô mong ước ngôi trường của mình có nhà công vụ, nhà vệ sinh và nhiều hơn nữa đồ dùng dạy học như ti vi, máy chiếu, đồ chơi ngoài trời… để dạy cho các em.

“Trường Mầm non Tà Rụt có 4 điểm trường, hầu hết mới được xây dựng nhưng trường chính mới có nhà vệ sinh cho giáo viên, tuy nhiên rất tạm bợ. Các điểm lẻ đều không có nên giáo viên phải dùng chung nhà vệ sinh với trẻ, rất bất tiện…. Ngoài ra, trường chỉ có 1 máy chiếu, thiếu 6 tivi nên không đủ phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp mới. Đồ chơi ngoài trời cũ kĩ, rỉ sét  không sử dụng được do không bảo đảm an toàn. Với mong muốn trẻ có môi trường học tập thật tốt, được tiếp cận với công nghệ thông tin cũng như các đồ dùng, đồ chơi hiện đại như các bạn ở đồng bằng, hy vọng các nhà hảo tâm quan tâm, đầu tư cho nhà trường”, cô Táo tâm sự. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...