UNICEF kêu gọi nhắn gửi "cảm ơn thầy cô giáo"

GD&TĐ - Vào dịp khai giảng, UNICEF kêu gọi cha mẹ và học sinh chia sẻ trên mạng xã hội những dòng nhắn gửi cảm ơn tới các thầy cô giáo, những người đã có vai trò quan trọng giúp cho học sinh tiếp tục học tập trong thời gian trường học đóng cửa vì dại dịch COVID-19.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Lời kêu gọi hành động này được hình thành dựa trên cụm từ đơn giản nhưng đầy sức mạnh, ‘cảm ơn ’, những xúc cảm tích cực, đoàn kết có thể làm cho mọi người xích lại gần nhau khi đối mặt với khủng hoảng. Đây là cơ hội để phụ huynh và học sinh Việt Nam cùng nhau thảo luận về nhu cầu tiếp tục học tập của trẻ em”, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết.

Chúng ta có thêm các bài học kinh nghiệm, xác định được những thách thức, trong đó có rất nhiều giáo viên trên khắp đất nước khi nhận ra rằng học sinh của mình không thể học trực tuyến, đã rất nỗ lực để mang bài tập đến tận tay học sinh. Chúng tôi hy vọng những giáo viên này sẽ nhận được những lời cảm ơn chân thành.

Tính từ đầu tháng hai năm nay, việc học tập của 21.200.000 trẻ em đã bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa và cha mẹ/người chăm sóc trẻ đã phải vất vả tìm kiếm và thu xếp các phương thức chăm sóc thay thế cho trẻ. Khi học trực tuyến đang được thực hiện thì cuộc khủng hoảng đã cho thấy sự khoảng cách lớn giữa những
người có thiết bị và có thể truy cập Internet và những người không có.

Mặc dù các trường học đã được mở cửa trở lại vào tháng tư 2020 sau đợt đầu tiên của COVID-19 nhưng tác động của đại dịch đối với học sinh trong những năm học tiếp theo khó có thể xác định được. Khi trẻ em đang chuẩn bị cho năm học mới vào tháng chín, học tập trên các phương tiện kỹ thuật số và trực tuyến được khuyến cáo như là một giải pháp cho việc duy trì việc học tập của trẻ em trong đại dịch hoặc trong tình trạng khẩn cấp.

“Ngoài ra, các bài học trực tuyến đưa đến cơ hội tuyệt vời để đổi mới tư duy về giáo dục; đưa vào phương pháp tiếp cận dựa trên vấn đề, khuyến khích làm việc nhóm; giúp giáo viên học cách thảo luận và thực hành các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang mong muốn - những kỹ năng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - đây
là một không gian thú vị và đang phát triển cho việc học tập của trẻ em ”, bà Rana Flowers nói.

Đại dịch COVID-19 đã tác động đến hệ thống giáo dục của Việt Nam và cho thấy nhu cầu cấp bách cần điều chỉnh để hệ thống giáo dục thích nghi với việc học tập từ xa kéo dài, giúp cho tất cả học sinh có thể tiếp tục học tập khi trường học không thể mở cửa trở lại do các lo ngại liên quan đến sức khỏe cộng đồng. UNICEF Việt Nam đang hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao năng lực của giáo viên và nhà trường về kỹ thuật số và kỹ năng giảng dạy từ xa, và tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc học tập từ xa nhằm thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Đại dịch cũng mở ra cơ hội để tăng cường sự tham gia của thanh thiếu niên qua các phương tiện kỹ thuật số.

"Bằng cách khởi động chiến dịch “Cảm ơn thầy cô giáo”, chúng tôi muốn tri ân những giáo viên đã kiên trì và sáng tạo khi đối mặt với những thách thức to lớn, những người có niềm tin mạnh mẽ vào quyền được học tập của tất cả trẻ em. Những việc làm đầy trách nhiệm của các thầy cô giáo đã cho thấy đầu tư vào giáo dục là việc làm quan trọng để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, để tất cả trẻ em đều có thể học từ xa, và, đặc biệt là ưu tiên việc mở của lại các trường học một cách an toàn" - bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…