Trường CĐ nghề TPHCM trao chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho học viên

GD&TĐ - Chiều 28/8, Trường CĐ nghề TPHCM và Trường CĐ Công thương TPHCM đã tổ chức bế giảng và trao chứng chỉ lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trình độ cao đẳng cho cán bộ, GV Trường CĐ Công thương TPHCM.

TS Trần Kim Tuyền và TS Đặng Công Quốc trao chứng chỉ cho các học viên đạt loại giỏi.
TS Trần Kim Tuyền và TS Đặng Công Quốc trao chứng chỉ cho các học viên đạt loại giỏi.

Tại buổi lễ, Trường CĐ nghề TPHCM đã trao 48 chứng chỉ cho 48 học viên của Trường CĐ Công thương TPHCM. Trong đó có 6 học viên đạt loại giỏi, 42 học viên đạt loại khá.

Phát biểu tại buổi lễ, TS Trần Kim Tuyền - Hiệu trưởng Trường CĐ nghề TPHCM, đánh giá cao tinh thần học tập nghiêm túc và hoàn thành khóa học đúng hạn của các học viên.

Khóa học nghiệp vụ sư phạm trình độ cao đẳng kéo dài trong vòng 3 tháng do khoa Sư phạm nghề nghiệp của Trường CĐ nghề TPHCM đảm trách. Chương trình đào tạo được cấp phép của Tổng Cục GDNN (Bộ LĐTB&XH) theo quy định. Kết thúc chương trình đào tạo học viên sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng theo mẫu phôi của Bộ LĐTB&XH. Đây là giấy chứng nhận hành nghề, cũng là điều kiện cần - đủ đối với giáo viên dạy trình độ cao đẳng.

Lớp học cũng là sự hợp tác giữa hai trường CĐ nghề TPHCM và CĐ Công thương TPHCM trong việc chuẩn hóa năng lực cho cán bộ nhà giáo CĐ Công thương TPHCM. Theo TS Đặng Công Quốc - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công thương TPHCM, là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong ngành công thương, trường không chỉ chú ý phát triển kỹ năng mà còn chú trọng việc trang bị tư duy, nhận thức đổi mới trong phương pháp giảng dạy giáo dục nghề nghiệp cho lực lượng cán bộ, GV.

Lớp học được chia làm nhiều mô-đun: thiết kế dạy học, thực hiện dạy học, đánh giá trong dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục, phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp, thực tập sự phạm. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm giúp nhà trường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy; cập nhập kiến thức khoa học, hiện đại để phát triển năng lực và các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của bản thân… Đây cũng là những năng lực quan trọng bậc nhất đối với các GV đứng lớp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…