Niềm hạnh phúc của thầy cô khi được "ship chữ" cho học sinh khó khăn

GD&TĐ - Để xây dựng "Trường học hạnh phúc", nhà trường và giáo viên đã chủ động nhiều giải pháp để học sinh được hạnh phúc khi học tập ở nhà giữa mùa dịch Covid-19.

Cô Trương Ngọc Bích, giáo viên môn Toán Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) đến tận nhà hướng dẫn học sinh học tập. Ảnh: NTCC
Cô Trương Ngọc Bích, giáo viên môn Toán Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) đến tận nhà hướng dẫn học sinh học tập. Ảnh: NTCC

Nhà trường chủ động các giải pháp

Theo thầy Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ), để có một trường học hạnh phúc nhà trường cần xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với ban lãnh đạo nhà trường và giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh.

“Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.

Để xây dựng trường học hạnh phúc đúng với các tiêu chí của nó, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh trường đã phải nỗ lực không ngừng xây dựng trường học hạnh phúc.

Đặc biệt, trong học kỳ 1 của năm học 2021-2022, ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, mọi việc dạy và học, các hoạt động giáo dục của nhà trường chuyển sang bằng hình thức trực tuyến. Trước những khó khăn đó nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng “Trường học hạnh phúc” tại đơn vị trường.

Ngoài việc đảm bảo nhiệm vụ giáo dục, dạy và học giữa mùa dịch Covid-19, Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tiếp học sinh, phụ huynh học sinh (thông qua website, mạng xã hội zalo…) để kịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em nhằm phối hợp với gia đình trong giáo dục học sinh.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT Vĩnh Thạnh trao máy tính bảng cho học sinh khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT Vĩnh Thạnh trao máy tính bảng cho học sinh khó khăn.

Đặc biệt  hoạt động tư vấn tâm lý phải đi vào chiều sâu, để có thể giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc, định hướng thái độ, hành vi cho các em trong việc xử lý những tình huống trong thực tiễn.

Học sinh khó khăn chưa có thiết bị học trực tuyến, nhà trường vận động giáo viên tình nguyện dành thời gian chuyển tài liệu học tập đến nhà từng học sinh, chỉ dạy các em những phần chưa hiểu.

Để xây dựng "Trường học hạnh phúc", trước hết  cần sự quyết tâm và đồng hành của lãnh đạo trường, tạo mọi điều kiện và môi trường làm việc thân thiện,  trân trọng và ghi nhận sự cống hiến của đội ngũ giáo viên, người truyền lửa nhiệt huyết và lan tỏa sự yêu thương đến từng học sinh.
Thầy Nguyễn Văn Lộc

Hạnh phúc khi được mang con chữ cho học sinh

Từ khi dịch bệnh bùng phát, học sinh chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến, để tiếp thêm kiến thức đầy đủ và kịp chương trình cho những em hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện học tập tực tuyến, giáo viên đã tình nguyện lặn lội đường xa, vượt qua khó khăn đến tận nhà để giảng dạy cho các em.

Cô Trần Thị Thu Trang, Giáo viên bộ môn Sinh học Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) tâm sự: Nhìn các em vui vẻ khi được tiếp tục học tập và đầy đủ kiến thức thì niềm vui trong tôi như nhân lên gấp đôi... Bản thân tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong sự nghiệp của mình để luôn xứng đáng, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo.

Cùng tâm trạng với cô Trang, cô Trương Ngọc Bích - tổ trưởng tổ Toán-Tin học Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh chia sẻ: Năm học mới bắt đầu cũng là lúc nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn thêm phần lo lắng bởi không đủ điều kiện mua thiết bị học tập trực tuyến như các bạn. 

Thấu hiểu điều đó, ban lãnh đạo nhà trường và một số giáo viên của trường đã chủ động tìm ra giải pháp hỗ trợ học sinh và tự nguyện tham gia trong việc mang tài liệu học tập đến tận nhà cho các em.

Cô Trần Thị Thu Trang dạy học cho học sinh khó khăn tại nhà. Ảnh: NTCC
Cô Trần Thị Thu Trang dạy học cho học sinh khó khăn tại nhà. Ảnh: NTCC

"Đối với tôi, việc làm ấy thực sự có ý nghĩa, tôi cảm thấy hạnh phúc khi thấy học sinh vui vẻ chào đón mình, khi thấy học sinh chú tâm lắng nghe giảng bài, khi thấy các em thực sự hiểu được bài và tiến bộ hơn trong học tập, hạnh phúc khi học sinh chia sẻ suy nghĩ của chính các em khi vẫn được học tập trong tình hình dịch bệnh phức tạp..., cô Bích nói thêm.

Các em học sinh cùng với phụ huynh thật sự rất vui mừng và phấn khởi trước việc làm này của nhà trường, vì được quan tâm và giải quyết được những khó khăn khi tiếp cận kiến thức mới, được nắm bắt bài học, được học tập có hiệu quả như các bạn khác.

Có nghề nào hạnh phúc đến thế chăng? 
Nghề mình đó với bảng đen phấn trắng, 
Gieo yêu thương vào tâm hồn trong trắng, 
Mang đến cho đời nhiều hoa trái ngát hương.
Cô Trần Thị Thu Trang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.
Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.