Ngôi sao Khuê tỏa sáng từ tấm lòng thầy Lương Thiện

GD&TĐ - “Cuộc thi là nơi giúp tôi chia sẻ một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời dạy học tới đồng nghiệp, truyền cảm hứng tích cực tới các thầy cô giáo và các em học sinh”- tác giả Phạm Lương Thiện bộc bạch.

Thầy Phạm Lương Thiện gần gũi, sẻ chia với học trò.
Thầy Phạm Lương Thiện gần gũi, sẻ chia với học trò.

Sinh năm 1990, tác giả Phạm Lương Thiện hiện là GV Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương đã hào hứng tham gia Cuộc thi viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức.

Thầy Phạm Lương Thiện bên các đồng nghiệp ở Trường Tiểu học Lý Tự Trọng.

Thầy Phạm Lương Thiện bên các đồng nghiệp ở Trường Tiểu học Lý Tự Trọng.

Thầy Thiện nhìn nhận: “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” là cuộc thi vô cùng ý nghĩa của ngành giáo dục nước nhà. Giữa bộn bề lo toan cuộc sống, các thầy cô được lắng lại trong những cảm xúc thật về những câu chuyện có thật trong cuộc đời mình, những câu chuyện của đồng nghiệp để thêm yêu nghề, yêu người hơn. Các em học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các thầy, các cô mà có thể trong thực tế cuộc sống các em chưa có dịp thổ lộ…”

 Với thầy, cuộc thi một lần nữa giúp thầy thêm yêu công việc mình đã chọn. “Từ đó, tôi thêm thấu hiểu học sinh của mình, giáo dục các em không chỉ kiến thức mà còn hướng các em theo những phẩm chất vốn quý của người Việt, trở thành công dân tốt trước khi trở thành người có ích. Tôi tin rằng, các tác phẩm tham dự cuộc thi chính là địa chỉ tin cậy gìn giữ hình ảnh người thầy mãi đẹp trong mắt học trò…”- thầy giáo tâm huyết với nghề, với trò chia sẻ.

Luôn đồng hành cùng học trò.
Luôn đồng hành cùng học trò.

Thầy Thiện cho rằng, nghề nào cũng có khó khăn, gian khổ và nghề nào cũng cao quý. Tôi luôn tin rằng bằng cái tâm của mình, chúng ta không chỉ truyền dạy cho học trò kiến thức mà còn là điểm tựa về tinh thần cho các em để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Chia sẻ về tác phẩm “Chuyện của Khuê”, thầy Thiện vẫn vẹn nguyên sự xúc động: Ngay từ nhỏ, tôi được chứng kiến hình ảnh bà và mẹ mình luôn làm nhiều việc tốt, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong xóm, ngoài làng. Cộng với những điều học được từ thầy cô, sách vở khi đến trường về “ở hiền, gặp lành” đã luôn nhắc nhở tôi phải sống tốt, biết giúp đỡ người gặp khó khăn không đâu xa mà ở ngay quanh mình.

Sau này trở thành giáo viên, tôi đã gặp rất nhiều học sinh có hoàn cảnh éo le. Trong đó, hoàn cảnh của em Trần Thị Khuê (nhân vật trong bài dự thi của tôi) ở lớp tôi chủ nhiệm năm học 2012-2013 và 2013-2014 gây xúc động cho tôi cùng đồng nghiệp ở Trường Tiểu học Đức Xương nhất.

Nhà trường đã có một số việc để kịp thời giúp đỡ em nhưng về lâu về dài, em sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ý tưởng kêu gọi sự giúp đỡ lâu dài của các nhà hảo tâm đã thôi thúc tôi tự tìm tòi, đọc các bài báo để chia sẻ về chính hoàn cảnh của học sinh lớp mình. Và tôi thực sự hạnh phúc khi em Khuê nhận được sự chung tay, chia sẻ của nhiều tổ chức, nhà hảo tâm. Từ một em bé mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn rất nhỏ, các chị lấy chồng xa không thể cưu mang, cuộc đời em đã rẽ sang một trang mới tươi sáng, rạng ngời hơn.

Thầy Phạm Lương Thiện bên học trò thân yêu.
Thầy Phạm Lương Thiện bên học trò thân yêu.

Trên thực tế, bản thân tôi có khá nhiều đề tài để tham gia cuộc thi này như viết về tình cảm của học sinh cũ dành cho giáo viên, viết về kỷ niệm thời học sinh, sinh viên… Song khi nghiên cứu kỹ thể lệ của cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” năm 2020, tôi nhận thấy câu chuyện của mình đã nêu được sự ảnh hưởng đặc biệt của thầy, cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân của học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Đó là một trong những nội dung mà cuộc thi tìm kiếm. Tôi quyết định viết tác phẩm “Chuyện của Khuê” tham dự cuộc thi.

Đối với các em học sinh, tôi biết, trên đất nước ta đâu đó vẫn còn nhiều lắm những hoàn cảnh khó khăn, ngăn bước các em trên con đường tìm cái chữ. Tôi hy vọng, qua câu chuyện tôi chia sẻ, các em sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống, tin rằng bên các em, ngoài gia đình còn có các thầy cô luôn hết mình truyền lửa, luôn đồng hành cùng em đi qua những khó khăn về vật chất, luôn là những nhà tâm lý nghiệp dư giúp các em vượt qua khúc mắc tuổi học trò. Chỉ cần các em mở lòng, hãy chia sẻ nhiều hơn, coi các thầy, các cô như người bạn, người thân thì khoảng cách thầy-trò trong môi trường sư phạm vốn đầy tính nhân văn sẽ ngày càng khăng khít…

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.