Muốn trò hạnh phúc phải có sự đồng hành của phụ huynh

Muốn trò hạnh phúc phải có sự đồng hành của phụ huynh

Không khó để cảm nhận tình yêu thương

Anh Phạm Văn Sơn (Cầu giấy, Hà Nội) chia sẻ suy nghĩ khi có con học THPT: “Học sinh luôn cảm nhận và thấu hiểu sự tận tâm, tình yêu thương chân thành của thầy cô dành cho học sinh. Có những thầy cô ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới sự hình thành nhân cách, định hướng cuộc đời của học sinh. Điều đó vô cùng quý giá cho những năm tháng học trò của mỗi con người”.

Nêu lý do cảm thấy yên tâm khi con đến trường, anh Phạm Văn Sơn cho biết: “Tôi nghe con kể một cách hào hứng về những bài giảng, cách cô khiến cho học sinh trong lớp gần gũi, chia sẻ với nhau. Con tôi coi trường học là ngôi nhà thứ hai. Thời gian ở trường của con còn nhiều hơn thời gian gần bố mẹ”.

Cho rằng học sinh sẽ hạnh phúc khi trường học và giáo viên làm cho học sinh thích đi học, anh Sơn phân tích: “Tôi tin rằng người thầy tốt nhất là người truyền được cảm hứng cho học sinh”.

Một điểm nổi bật ở giáo viên chủ nhiệm của con mà anh Sơn hài lòng đó là cách tổ chức họp phụ huynh. Thay vì giáo viên báo cáo với phụ huynh tình hình học tập của học sinh theo cách thông thường, cô giáo chủ nhiệm lớp của con anh Sơn đã phân công tất cả học sinh trong lớp làm thay cô điều đó.

Các em được chia việc theo nhóm, chụp ảnh, soạn slide trình chiếu cho phụ huynh xem, vẽ biểu đồ về kết quả học tập... Tại buổi họp phụ huynh, học sinh thuyết trình về kết quả học tập, làm MC dẫn chương trình, phát biểu chính kiến trước giáo viên và phụ huynh, rồi hát đồng ca thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm đạt kết quả học tập, rèn luyện tốt.

“Làm được những điều đó chứng tỏ giáo viên chủ nhiệm đã rất nỗ lực. Phụ huynh chúng tôi đánh giá cao và thấy rõ thời gian, công sức và trách nhiệm to lớn mà giáo viên chủ nhiệm đã tự đặt ra cho mình, nhằm kết nối với phụ huynh trong việc cùng giáo dục học sinh” - anh Sơn bộc bạch cảm nhận về hạnh phúc của con mình khi có được giáo viên chủ nhiệm tâm huyết, sáng tạo.

Cô trò gắn kết ở trường. Ảnh: An Nhiên
 Cô trò gắn kết ở trường. Ảnh: An Nhiên

Vì học trò chứ không phải vì thành tích

Bày tỏ quan điểm với Báo GD&TĐ, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Chúng ta làm điều này là vì học trò chứ không phải vì thành tích. Nếu trường nào, giáo viên nào coi đây là thành tích thì vô cùng sai lầm và không bao giờ đạt được mục tiêu mang lại hạnh phúc cho mỗi học sinh khi đến trường. Mỗi người, thầy cô, nhà trường mỗi ngày làm dần theo khả năng, sáng tạo của mình, rồi sẽ nhận ra chân lý trong mục tiêu đó”.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, xây dựng “Trường học hạnh phúc” rất khó. “Ở đây cần sự đồng lòng rất lớn của đội ngũ các thầy cô, tập thể sư phạm. Trước hết, nhà giáo phải mong muốn được mang lại hạnh phúc cho học sinh. Nếu nhà giáo không nhận thức được điều này thì phong trào “Trường học hạnh phúc” cùng những công việc bận rộn, vất vả sẽ khiến họ mệt mỏi, không biến ý tưởng và suy nghĩ tốt đẹp thành hành động hiệu quả.

Thêm nữa, để xây dựng “Trường học hạnh phúc” phải hết sức kiên trì, mỗi thành viên trong trường học phải nỗ lực và sáng tạo theo hoàn cảnh riêng. Từng lớp học hạnh phúc mới có được trường học hạnh phúc”, TS Lâm nhận định đồng thời cho biết: “Phụ huynh phải có trách nhiệm cùng nhà trường làm cho học sinh hạnh phúc. Phụ huynh không thể bỏ mặc trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho con em cho nhà trường, giáo viên”.

Tuy nhiên, việc liên kết với phụ huynh để cùng xây dựng trường học hạnh phúc trước hết cần trách nhiệm và ý thức của từng giáo viên. “Một xu hướng đáng buồn hiện nay là nhiều giáo viên muốn làm cho nhanh, cho xong việc, để hoàn thành chỉ tiêu, yêu cầu được giao. Không phải giáo viên nào cũng nghĩ đến niềm vui và nỗi buồn của mỗi học trò” - TS Tùng Lâm thẳng thắn nói và khuyến cáo: “Giáo viên cần nghĩ đến tâm trạng, cảm xúc của học sinh. Phụ huynh cũng vậy.

Để những đứa trẻ hạnh phúc, phụ huynh không thể buộc con làm theo ý của mình, phải tôn trọng sở thích, mong muốn của con. Nhiều bố mẹ muốn con mình phải thành người thế này, phải giống người thế kia… những điều đó trở thành “bệnh” thành tích trong gia đình, gây mệt mỏi cho học sinh, chưa kể điều đó có thể tạo thêm gánh nặng, áp lực lên thầy cô ở trường”.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.