Môn Lịch sử có vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Long An đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa môn Lịch sử vào trong chương trình giảng dạy từ cấp cơ sở đến đại học để cho các thế hệ trẻ Việt Nam hiểu, biết, thấm nhuần nguồn gốc lịch sử, dân tộc Việt Nam.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Về đưa môn Lịch sử vào trong chương trình giảng dạy từ cấp cơ sở, Bộ GD&ĐT cho biết: Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành, môn Lịch sử là môn học có ở các cấp tiểu học (1 tiết/tuần), trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) (1,5 tiết/tuần).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, môn Lịch sử có vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông. Ở tiểu học và THCS nội dung lịch sử là một trong hai nội dung của môn học Lịch sử và Địa lý với thời lượng 1,5 tiết/tuần; ở cấp THPT, Lịch sử là môn học riêng với thời lượng 3 tiết/tuần.

Về nghiên cứu đưa môn Lịch sử vào trong chương trình giảng dạy đại học: Đối với trình độ đại học, ngành đào tạo được hiểu là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định với mục tiêu giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo. Về chuyên môn có thể chia làm 02 nhóm chương trình như:

Ngành Lịch sử, ngành sư phạm Lịch sử, sinh viên được đào tạo toàn diện và chuyên sâu các chuyên đề về nội dung lịch sử dân tộc từ cội nguồn đến ngày nay ở tất cả 4 năm học chiếm thời lượng lớn trong tổng số thời lượng của chương trình đào tạo dùng kiến thức lịch sử để nghiên cứu, giảng dạy.

Ngành Toán học, Công nghệ thông tin, Sinh học, Chế tạo máy… là các ngành đào tạo không chuyên lịch sử, ở chương trình giảng dạy, sinh viên đại học được học một số kiến thức chuyên sâu hơn về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các môn học khác có tính bổ trợ và liên quan đến lịch sử như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...