Lời tư vấn của thầy hiệu trưởng

GD&TĐ - Những mùa tuyển sinh đã qua, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) hết tư vấn trực tuyến xuyên đêm cho thí sinh qua Facebook và kênh truyền hình của UTE của trường; rồi lại làm những buổi offline cafe hướng nghiệp cho HS khắp các tỉnh từ miền Trung cho tới Tây Nguyên.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng thăm hỏi các phụ huynh đưa con lên trường nhập học. 	Ảnh: HCMUTE
PGS.TS Đỗ Văn Dũng thăm hỏi các phụ huynh đưa con lên trường nhập học. Ảnh: HCMUTE

“Mình ngủ ít một tí để các SV ngủ ngon sau này”

Hỏi làm hiệu trưởng cả ngày không mệt sao ông còn thức tư vấn xuyên đêm cho thí sinh? Ông trả lời “Mình ngủ ít một tí để phụ huynh và các em ngủ ngon sau này khi chọn ngành đúng”.

Không những thế, ông còn chỉ đạo các phòng ban tổ chức các chuyến xe Tình yêu HCMUE đón tân SV và gia đình vào trường làm thủ tục nhập học, với lộ trình xuất phát từ các tỉnh miền Tây và Quảng Ngãi, Bình Định vào TPHCM.

Vào thời điểm đón tân SV trên Facebook của Hiệu trưởng HCMUTE thường xuyên xuất hiện các dòng trạng thái lưu ý, hướng dẫn tân SV về thời gian nhập học, các giấy tờ cần thiết, phương tiện đi lại, số điện thoại đường dây nóng, chuyện ăn ở, mức học phí… khi nhập học. Trong thời gian này, các bạn SV của trường có mặt ở 6 điểm đón tân SV nhập học: Ga Sài Gòn, Bến xe miền Đông, Bến xe miền Tây, Sóng Thần, Ngã tư Linh Xuân, Ngã tư Thủ Đức với bảng hiệu “ĐH SPKT TPHCM”. Đặc biệt, ông còn lưu ý các tân SV “Nếu gia đình không lo tiền kịp thì các em vẫn cứ nhập học”.

Đồng thời, ông chỉ đạo nhà trường mở cửa khu võng máy lạnh cho các phụ huynh và tân SV đến sớm được nghỉ ngơi nếu đến trường lúc khuya hay sáng sớm. “Góc sẻ chia” do Trung tâm dịch vụ SV của trường phụ trách, tổ chức phát đồ ăn miễn phí cho tân SV trong ngày làm thủ tục nhập học. Hội SV trường phát nước và trà sữa miễn phí tại khu đăng ký nhà trọ…

Tâm sự cùng tân sinh viên

Trong một status, mới đây trên trang Facebook của mình, PGS.TS Đỗ Văn Dũng tâm sự cùng các tân SV khóa 2019 của trường: “Đậu vào một trường ĐH danh tiếng đã khó nhưng để thành công sau 4 năm học càng khó hơn. Các em tân SV cần phải nỗ lực vượt qua nhiều trở ngại, thử thách và cám dỗ... ở đất Sài thành”.

Đồng thời, ông lưu ý các tân SV về những ngày đầu nhập học:

Hoạch định cho mình một kế hoạch 4 năm: Nhiều em quan niệm sai lầm là vào ĐH là học đại cho xong, có bằng rồi đi tìm việc. Trên thực tế, bước chân vào ĐH là bạn trở thành thuyền trưởng của con thuyền tương lai của chính bạn. Phải biết đích đến và lộ trình (có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng) trong 4 năm.

Đam mê học tập và nghiên cứu: Muốn đi đến thành công trong quãng đời ĐH không thể thiếu niềm đam mê. Các em hãy học vì tương lai của chính mình và vì kỳ vọng, niềm tin của gia đình. Các em có biết để lo cho các em học được ở TP này, gánh nặng đang đè lên vai cha làm còng lưng mẹ. Hãy thương cha thương mẹ vất vả vì mình mà cố gắng và đam mê học tập.

Chúng ta học để thoát nghèo, để có tương lai tươi sáng hơn.

Phương pháp học ĐH: Đa dạng - Tự học là chính: Học ĐH khác với học THPT rất nhiều, chủ yếu là tự học trên mạng. Các em phải tìm hiểu và thích nghi với cách dạy và học mới của nhà trường: Blended, Teamwork, learning by making - học theo dự án. Sáng tạo và khởi nghiệp ngay trong thời gian học ĐH cũng sẽ giúp chúng ta vươn lên làm những người chủ chứ không mãi làm thuê.

Kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng cho sự thành công của các em trong tương lai. Các kỹ năng này sẽ hình thành trong quá trình học trên lớp và ngoài giờ thông qua phong trào Đoàn, Hội và các CLB trong trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…