Hỏi – đáp

Hỏi – đáp

1. Bạn Trần Phú Thuận (tranphuthuan2@gmail.com) hỏi: GV THCS Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế giảng dạy vượt định mức 19 tiết/ tuần, rất vất vả chúng tôi mới có tiền dạy thêm giờ! Nhưng khi nhận tiền, phải trích 5% tổng số tiền dạy thêm cho nhà trường. Không ai đồng ý vẫn phải ký nhận. Vậy sai hay đúng?

2. Bạn Lê Công Phước (Bảo vệ trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Điện Bàn, Quảng Nam) hỏi: Tôi ký hợp đồng với phòng GD&ĐT đã 10 năm, nhưng không được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Vì sao? Trong năm học tôi được nghỉ bao nhiêu ngày?

 

Trả lời

1. Ngày 09-09-2008 Liên Bộ đã ban hành thông tư số 50-LB hướng dẫn thực hiện trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Về nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ, thông tư quy định:

- Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học.. thì tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp và quyết toán vào cuối năm tài chính.

- Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản, phải cử nhà giáo khác dạy thay.

Như vậy, thanh toán tiền lương dạy thêm phải trả trực tiếp cho GV, đúng nguyên tắc nói trên.

Chúng tôi kính chuyển thắc mắc trên đây tới ông (bà) trưởng phòng GD&ĐT Phú Vang xem xét và hồi âm cho Báo biết đúng sai? Nếu sai thì hiệu trưởng nhà trường phải hoàn lại đầy đủ số tiền 5% trong tổng số tiền dạy thêm của tập thể GV- Hiệu trưởng phải xin lỗi tập thể các nhà giáo (Nếu sai phạm nhiều năm, có thể xử lý kỷ luật công chức).

2. Điều 29 và 30 Bộ Luật Lao động đã quy định cụ thể: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) phải được ký kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung chủ yếu của văn bản ký kết (giao kết) HĐLĐ đó là: Công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền lương (ghi rõ: ngạch lương nào? hệ số bậc lương? mấy năm nâng bậc lương? làm thêm giờ vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết, ban đêm... có được trả lương làm thêm giờ hay không được?) các loại phụ cấp (phụ cấp khu vực, ưu đãi, độc hại...) trợ cấp khó khăn; được bảo hiểm xã hội, được bảo hiểm y tế... Sau thực hiện HĐLĐ (3 tháng; 1 năm; dài hạn) nếu một phần hoặc toàn bộ nội dung HĐLĐ quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức quy định trong pháp luật lao động, thì một phần hoặc toàn bộ nội dung HĐLĐ đó phải được sửa đổi, bổ sung.

Bạn Phước đọc lại nội dung văn bản ký HĐLĐ, nếu quyền lợi còn thiếu, còn thấp thì đề nghị phòng GD&ĐT Điện Bàn sửa đổi, bổ sung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ