Gần và xa giữa giáo viên trẻ và học sinh

GD&TĐ - Thời cách mạng công nghiệp 4.0, khoảng cách thầy trò được rút ngắn về nhiều mặt. HS năng động, tự tin và gần gũi hơn với thầy cô giáo trẻ - những giáo viên nhiệt huyết, lăn xả và dễ gần. Điều này giúp cho quan hệ giữa thầy và trò thêm khăng khít, gắn bó. 

Thời đại công nghệ đang thu hẹp khoảng cách giữa thầy và trò
Thời đại công nghệ đang thu hẹp khoảng cách giữa thầy và trò

Thầy cô trẻ vì thế, có thể hỗ trợ, giúp đỡ các em trong học tập, rèn luyện; thấu hiểu tâm tư tình cảm các em nên các em có thể chia sẻ những suy nghĩ, nguyện vọng, những băn khoăn, trắc trở... Để có một mối quan hệ tốt, đúng mực giữa giáo viên trẻ và HS, thầy cô trẻ cần lưu ý:

Học trò nào cũng thích thầy cô ăn mặc đẹp, lịch sự, kín đáo, trẻ trung. Các em luôn chú ý đến cách ăn mặc của thầy cô. Tác phong của thầy cô cũng là một hình ảnh trực quan đối với HS. Với cô giáo, sự duyên dáng, nhẹ nhàng, tác động đến tâm lý HS. Trang phục trên lớp, lúc dã ngoại, khi tham gia hoạt động giáo dục ngoài và cả lúc riêng tư, thầy cô trẻ cần lưu tâm, biết là thầy cô cũng... “xì tin”. Nhưng, chọn nghiệp gõ đầu trẻ, thầy cô cần sự chuẩn mực.

Nhớ tên HS. Khi giáo viên nhớ và gọi đúng tên HS, nghĩa là thầy cô đang nhận ra nét đặc trưng của HS. Đơn giản, nhưng nó giúp HS biết rằng các em đang được quan tâm, được chú ý.

Hài hước, văn nghệ là phương tiện giúp giáo viên hoà đồng, gần gũi với HS hơn, vừa làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo không khí lớp học thoải mái hơn. Những giáo viên có khiếu hài hước, bao giờ cũng gây được thiện cảm và để lại ấn tượng đối với HS, được HS yêu thích.

Đối với những hành vi lệch chuẩn hoặc có xu hướng lệch chuẩn, giáo viên trẻ hãy bày tỏ chính kiến của mình, chấp nhận sự tranh luận không phải để thắng HS, mà giúp HS nhận ra thái độ, hành vi sai. Gần gũi nhưng không xóa đi khoảng cách cần thiết cần có và mãi có của người thầy. Làm thầy, lại là thầy trẻ, vì thế cần lắm những lúc “gần” thân thiết và “xa” để chuẩn mực... 

Cởi mở, chân thành với HS của mình. Không điều gì là không có giới hạn, hãy chân thành với HS, cả lúc cần nói “xin lỗi, cảm ơn”. Đó là “vũ khí” rất hữu hiệu đối với HS, là cách giáo dục thực tế mà cần thiết. Biết lắng nghe HS nói, biết khơi gợi và truyền lửa thổi lên sự đam mê, kích thích sáng tạo của HS.

Giúp HS biết rằng, bất cứ câu trả lời nào của các em đều “TỐT”. Đừng làm tổn thương HS bằng những phê phán hay những lời răn đe - bức tường vô hình ngăn cản giáo viên bước vào tâm hồn của học trò.

Hiểu biết tinh tế, nhạy bén về đời sống xã hội bởi HS luôn mong một người thầy giỏi chuyên môn, hiểu biết rộng, tháo vát. Nên ngoài chuyên môn, nếu giáo viên có hiểu biết sâu rộng kiến thức, kỹ năng ở những lĩnh vực khác là rất tốt.

Chẳng hạn: Sức khỏe, làm đẹp, hoặc những thông tin cập nhật về giới trẻ, vấn đề tệ nạn xã hội, nghề nghiệp, giải trí, Facebook… có cập nhật được những điều mới mẻ xung quanh cuộc sống, phải đặt mình vào cương vị của các em thì mới “đi” đến được những “góc khuất” của tâm hồn để khơi dậy tình yêu và đam mê ở các em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.