Ban đại diện cha mẹ học sinh: Cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh

GD&TĐ - Với vai trò là cầu nối giữa nhà trường – phụ huynh trong hoạt động giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh còn mang một phần trách nhiệm với nhà trường, thầy cô giáo trong việc giáo dục, cải thiện điều kiện học tập, cùng chăm lo, giúp các em vượt khó, giám sát chất lượng dịch vụ giáo dục trong trường học… chứ không đơn thuần chỉ là nơi thực hiện các khoản thu dưới danh nghĩa tài trợ giáo dục. 

Ban đại diện cha mẹ học sinh còn mang một phần trách nhiệm với nhà trường, thầy cô giáo. Ảnh minh họa.
Ban đại diện cha mẹ học sinh còn mang một phần trách nhiệm với nhà trường, thầy cô giáo. Ảnh minh họa.

Tham gia xây dựng giá và chất lượng dịch vụ giáo dục

Đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) đều thông báo rộng rãi đến Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp học việc phụ huynh đăng ký tham gia giám sát trong ban tiếp phẩm thực phẩm bán trú.

Cô Ông Thị Thái Hằng, Hiệu trưởng nhà trường giải thích rằng, việc đăng ký trước là để lực lượng bảo vệ nhà trường biết danh sách những người nào ra vào trường nhằm bảo đảm an ninh vì giờ tiếp phẩm thường tiến hành rất sớm.

Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường cũng tham gia phản biện khi trường tiến hành xây dựng giá dịch vụ với những đề xuất rất thiết thực.

Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Núi Thành (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) còn tự phân chia nhau tham gia giám sát việc tiếp phẩm, giám sát chất lượng bữa ăn bán trú, vệ sinh trường học, thậm chí là kiểm tra chất lượng nguồn nước uống…

Công trình thư viện xanh do cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Núi Thành tặng cho nhà trường.
Công trình thư viện xanh do cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Núi Thành tặng cho nhà trường. 

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành cho rằng, cho dù chưa có một quy định nào bắt buộc phụ huynh phải tham gia vào tổ tiếp phẩm hoặc giám sát chất lượng các dịch vụ giáo dục nhưng nếu phụ huynh có nguyện vọng tham gia giám sát là điều bình thường vì liên quan đến quyền lợi của học sinh.

Ngoài ra, những dịch vụ này cũng dựa trên sự thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường nên việc đại diện phụ huynh tham gia giám sát cũng là điều dễ hiểu.

Cũng đã có không ít trường hợp chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh quá sơ sài, đạm bạc, các món ăn thay đổi không giống như thực đơn nhà trường công khai… là từ những phát hiện của phụ huynh học sinh.

“Nhờ có thông tin từ phụ huynh cung cấp, GV chủ nhiệm cùng với các GV bộ môn kịp thời có những điều chỉnh trong việc kiểm tra bài vở, có sự quan tâm đặc biệt giúp học sinh vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý…”.

Từ sự quan tâm của Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhiều trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn đột xuất đã được hỗ trợ. Như năm học 2018 – 2019, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn có một em học sinh bố mất đột ngột để lại 3 đứa con nhỏ, mẹ của em không có việc làm ổn định.

“Để hỗ trợ kịp thời cho học sinh, Ban giám hiệu nhà trường đã để thùng quyên góp để học sinh, phụ huynh nhà trường ủng hộ. Từ nguồn đóng góp này, ngoài giúp đỡ gia đình em học sinh trong lúc khó khăn, nhà trường cũng thuyết phục phụ huynh nên để dành một khoản tiền đủ để đóng tiền ăn bán trú cho con trong năm học 2019 - 2020 này” – cô Thái Hằng chia sẻ.

Còn cô Thu Nguyệt thì cho rằng, rất nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, như bố mẹ vừa mới li hôn, bố mẹ bị vỡ nợ… mà có khi GV chủ nhiệm cũng chưa kịp nắm bắt kịp thời: “Nhờ có thông tin từ phụ huynh cung cấp, GV chủ nhiệm cùng với các GV bộ môn kịp thời có những điều chỉnh trong việc kiểm tra bài vở, có sự quan tâm đặc biệt giúp học sinh vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý…”.

Để không có tình trạng “tự nguyện miễn cưỡng”

Cô Ông Thị Thái Hằng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn cho rằng, cán bộ quản lý các trường học bao giờ cũng có mong muốn cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy - học.

Thông tư 16 ban hành năm 2018 của Bộ GD&ĐT về tài trợ giáo dục đã “giúp cho các trường học có cơ sở để dựa vào mà làm, làm đúng chứ không kiểu xã hội hóa chung chung như trước đây, muốn hiểu và vận dụng thế nào cũng được. Nhà trường có thể mạnh dạn trình bày các kế hoạch tài trợ giáo dục đã được các cấp phê duyệt chứ không phải nhà trường tự phát làm mà không có định hướng”.

“Tuy nhiên, mỗi trường có một cách làm khác nhau, dù không có một Hiệu trưởng nào tư lợi cá nhân từ hoạt động xã hội hóa giáo dục nhưng có thể nhìn từ ngoài vào thì thấy không đúng.

Cái nhìn của xã hội với chủ trương xã hội hóa cũng có nhiều quan điểm mà không phải lúc nào cũng có sự cảm thông, đồng hành từ phía phụ huynh. Cũng như trong xã hội, vẫn có một bộ phận tham gia đóng góp cho các hoạt động từ thiện nhưng vẫn hoài nghi không biết sự đóng góp của mình có đến đúng địa chỉ hay không”, cô Thái Hằng nhận định. 

Từ đó, theo cô Thái Hằng, Thông tư 16 ban hành năm 2018 của Bộ GD&ĐT về tài trợ giáo dục đã “giúp cho các trường học có cơ sở để dựa vào mà làm, làm đúng chứ không kiểu xã hội hóa chung chung như trước đây, muốn hiểu và vận dụng thế nào cũng được. Nhà trường có thể mạnh dạn trình bày các kế hoạch tài trợ giáo dục đã được các cấp phê duyệt chứ không phải nhà trường tự phát làm mà không có định hướng”.

Với quy định về tài trợ giáo dục, thì những đóng góp của phụ huynh dù bằng tiền hay hiện vật đều phải có hồ sơ sổ sách, phiếu thu đi kèm. Đây cũng là một cách để hạn chế việc Ban đại diện cha mẹ HS trở thành “bia đỡ đạn” cho lãnh đạo nhà trường khi bị phát hiện lạm thu.

Anh Bùi Ngọc Phú (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) cho rằng, để xảy ra tình trạng lạm thu thì phụ huynh cũng có một phần lỗi. Những khoản thu xã hội hóa, đóng góp tự nguyện bao giờ cũng chỉ được tiến hành trên cơ sở có sự đồng thuận và trên nguyên tắc không “cào bằng”.

Tâm lý chung của các phụ huynh nằm trong Ban đại diện phụ huynh là muốn tiến hành cho nhanh, gọn việc thu - chi nên thường phổ biến nhanh gọn hoặc ấn định một con số nào đó. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng bày tỏ thái độ rõ ràng, thẳng thắn khi không đồng ý với mức thu hoặc khoản thu nào đó.

Không phản đối, miễn cưỡng đóng góp trong lẳng lặng và thể hiện sự bức xúc ở bên ngoài cuộc họp bằng cách nói chuyện vỉa hè, phản ánh lên cơ quan quản lý giáo dục các cấp… là cách làm có thể nói là khá phổ biến. Cứ thế năm này qua năm khác, việc đóng góp các khoản tự nguyện trở thành mặc nhiên, và cứ đầu mỗi năm học thì nhiều phụ huynh lại bức xúc với các khoản thu tự nguyện và vẫn “tự nguyện” đóng góp…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.