Kế hoạch đổ 7.400 tỷ tấn tuyết nhân tạo để cứu Nam Cực

Nhóm nghiên cứu ở Đức cho rằng có thể cứu thềm băng Tây Nam Cực khỏi sụp đổ hoàn toàn với 7.400 tỷ tấn tuyết nhân tạo từ nước biển.

Thềm băng ở Nam Cực tan chảy ngày càng nhanh. Ảnh: Cnet.
Thềm băng ở Nam Cực tan chảy ngày càng nhanh. Ảnh: Cnet.

Các nhà nghiên cứu ở Viện Potsdam về Nghiên cứu Tác động Khí hậu lập mô hình để xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đổ thêm tuyết vào thềm băng.

Tình trạng giảm lượng băng ở sông băng đảo Pine và Thwaites ở Nam Cực đang góp phần nhiều nhất làm gia tăng mực nước biển. Nước biển ấm lên làm sông băng tan chảy từ bên dưới, khiến chúng thu nhỏ nhanh hơn.

Nhóm nghiên cứu lập mô hình thềm băng Tây Nam Cực tan chảy trong điều kiện hiện nay và rút ra kết luận chúng ta không thể đảo ngược tình hình ngay cả với những kế hoạch tham vọng nhất về cắt giảm lượng khí thải. Hạn chế khí thải là biện pháp cần thiết để giảm tốc độ tan chảy, nhưng tình trạng này sẽ không dừng lại.

Giáo sư Anders Levermann và cộng sự tính toán lượng tuyết cần thiết để giữ cho thềm băng ổn định. Họ rút ra kết luận cần biến 7.400 tỷ tấn tuyết nhân tạo để bao phủ một phần Nam Cực trong vòng 10 năm, tương đương khối lượng của 44 tỷ con cá voi xanh. Nếu chúng ta có thể tạo ra lượng tuyết lớn như vậy từ nước biển, mực nước biển sẽ giảm 2 milimet mỗi năm.

Nghiên cứu tập trung vào ý tưởng làm đông cứng nước biển và đổ lên thềm băng, nhưng kế hoạch này bất khả thi trong thực tiễn.

Đầu tiên, chúng ta cần khoảng 12.000 turbine gió để tạo ra lượng điện khổng lồ 145 gigawatt, giúp chạy máy phát tuyết. Nước biển cũng cần khử mặn trước khi đóng băng. Nếu không, những hồ trên sông băng có khả năng hình thành, đẩy nhanh tốc độ tan chảy.

Việc xây turbine gió và vận hành máy phát tuyết cũng ảnh hưởng tới hệ sinh thái ở biển Nam Cực. Tiếng ồn dưới nước, các trường điện từ, nguy cơ động vật đâm vào cơ sở hạ tầng đều đe dọa môi trường tự nhiên.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ