Mục đích của hành động này là nhằm lôi kéo các cô gái trẻ gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Lực lượng người Chechnya là một trong số hàng nghìn chiến binh nước ngoài, gia nhập IS và góp phần làm nên “chiến công” cho phiến quân trên các mặt trận Syria và Iraq.
Nhà tâm lý học lâm sàng, giáo sư Dr Alvin Ng nhận định, giới trẻ thường cảm thấy cuốn hút trước điều mới lạ, đặc biệt là em sống trong hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn.
“Họ thèm khát cảm giác phiêu lưu và sẽ tìm cách chạy trốn tới nơi mà họ tin là có thể tận hưởng điều tốt đẹp hơn”.
“Một nhóm khác luôn có cảm giác cô độc giữa gia đình hoặc cộng đồng. Những người này thường nghĩ rằng họ thuộc về nơi khác và sẽ tìm lối thoát”, ông Alvin cho hay.
Theo nhà tâm lý học, điều này có thể xảy ra đối cả người trưởng thành ở các nước đang phát triển vì công nghệ thông tin, truyền thông đang giúp những kẻ chiêu mộ của phiến quân cực đoan ẩn mình, đưa ra những lời dụ dỗ ngon ngọt.
Giáo sư Alvin nói: “Các phương tiện truyền thông có thể đóng một vai trò chủ động trong việc ngăn chặn xung đột, nhưng không may trong một số trường hợp, những kẻ xấu cũng dùng nó làm công cụ tuyên truyền”./.