Hy vọng mới trong cuộc chiến chống Ebola

GD&TĐ - Những con khỉ được tiêm vaccine đã tạo ra được miễn dịch “lâu dài” đối với virus Ebola, đưa ra hy vọng về thành công khi thử nghiệm trên người – các nhà nghiên cứu vừa cho biết.

Bệnh nhân đầu tiên được tiêm vaccine chống Ebola
Bệnh nhân đầu tiên được tiêm vaccine chống Ebola

Những thử nghiệm của Viện Y tế quốc gia Mỹ cho thấy sự miễn dịch này có thể kéo dài ít nhất 10 tháng. Những thử nghiệm trên người về loại vaccine trên đã bắt đầu từ đầu tuần này tại Mỹ và sẽ mở rộng sang Anh và châu Phi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 2.000 người đã chết vì dịch bùng phát ở Tây Phi.

Một số điều trị thử nghiệm đang được xem là giúp kìm hãm sự lây lan của Ebola. Trong đó có một loại vaccine đang được phát triển tại Viện Dị ứng & Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ và Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline. Thử nghiệm này dùng một virus của tinh tinh đã biến đổi gen có chứa các thành phần của 2 chủng Ebola – Zaire đang lây lan ở Tây Phi và là chủng phổ biến ở Sudan.

Loại vaccine trên không tự nhân lên trong cơ thể nhưng người ta hy vọng rằng hệ miễn dịch sẽ phản ứng với thành phần Ebola của loại vaccine này và phát triển sự miễn dịch.

Nghiên cứu trên động vật sẽ giúp quyết định các thử nghiệm ở người và nó đã được công bố trên tạp chí Nature Medicine. Theo nghiên cứu, 4 con khỉ đã được tiêm vaccine đều sống sót sau khi cho nhiễm virus Ebola 5 tuần. Tuy nhiên, sau khi được miễn dịch chỉ một nửa số con bị nhiễm Ebola sống được 10 tháng.

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gi Mỹ, cho biết: “Ưu điểm của loại vaccine này là ở tuần thứ 5 hoặc sớm hơn, bạn vẫn được bảo vệ hoàn toàn. Tuy thời gian không kéo dài nhưng nó tạo ra một sự thúc đẩy, ở lần tiêm thứ 2 để nhắc lại thì thời gian bảo vệ sẽ kéo dài hơn. Chúng tôi biết cách này có hiệu quả ở khỉ nhiều tháng trước và dựa trên tài liệu này, chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm ở người”.

Hiện tại, đây là bằng chứng tốt nhất hiện có về mức độ thành công của một vaccine có thể có ở người.

Bệnh nhân đầu tiên, một phụ nữ 39 tuổi, đã được tiêm vaccine tuần trước khi thử nghiệm ở người được tiến hành.

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết dữ liệu an toàn sẽ có vào tháng 11 năm 2014 và nếu vaccine này được chứng minh là an toàn, nó sẽ được sử dụng ngay lập tức ở Tây Phi.

Những nhân viên y tế và những người làm việc ở vùng bị dịch sẽ được ưu tiên dùng vaccine.

Theo BBC

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ