Hướng tới mục tiêu đào tạo cho 55 triệu lao động

Hướng tới mục tiêu đào tạo cho 55 triệu lao động

Hội thảo do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tổ chức nhằm thảo luận những vấn đề lớn, định hướng chiến lược, mục tiêu và các giải pháp đột phá phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới.

Xây dựng hệ thống GDNN mở, linh hoạt

TS Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Việt Nam hiện nay với quy mô dân số trên 90 triệu người, lực lượng lao động trên 55 triệu người, mỗi năm GDNN chỉ tuyển sinh khoảng 2,2 triệu người, lực lượng lao động qua đào tạo chưa tới 25% như vậy là chưa tương xứng.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong thời gian tới tăng quy mô tuyển sinh lên gấp đôi, gấp ba,… Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên, thiết kế hệ thống giáo dục  mở, linh hoạt hướng vào đối tượng trên 55 triệu lao động là nội dung mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ tập trung cao độ trong thời gian tới.

Việc xây dựng hệ thống GDNN mở, linh hoạt, hiệu quả đi liền với chuyển đổi mô hình đào tạo, số hóa hệ thống, đào tạo những kỹ năng tích hợp và năng lực đổi mới sáng tạo, sẽ là những thách thức rất lớn trước thực tế nguồn tuyển đầu vào còn hạn chế nhiều mặt, tư duy đào tạo chủ yếu dựa vào nhà trường vẫn hiện hữu trong toàn hệ thống.

Hướng tới mục tiêu đào tạo cho 55 triệu lao động ảnh 1
TS Trương Anh Dũng phát biểu tại hội thảo

Theo các chuyên gia, việc xây dựng chiến lược phát triển GDNN được đặt ra trước các yêu cầu về tăng trưởng kinh tế cao và bền vững với khát vọng đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 hoặc thu nhập cao vào năm 2045. Hướng tới mục tiêu tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lên trên 90% GDP, trên 70% lao động của nền kinh tế làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ và các yêu cầu khác từ tác động của cuộc CMNN 4.0.

Để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, lực lượng lao động cần có kỹ năng tay nghề cao, đủ năng lực tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới.

Giải pháp đột phá

PGS. TS Dương Đức Lân, Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội Việt Nam cho rằng, công tác xây dựng chiến lược có nhiều thuận lợi bởi hệ thống pháp lý hiện nay như Luật GDNN, Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ Luật lao động sửa đổi. Các giải pháp đưa ra cho Chiến lược phải có tính đột phá, huy động tốt các nguồn lực để thúc đẩy phát triển, thay đổi về chất đối với GDNN.

Một số nội dung được đề cập để xây dựng chiến lược như đào tạo hệ 9+, hệ trung học chuyên nghiệp, đào tạo cập nhật kỹ năng cho lao động, mô hình hội đồng kỹ năng nghề, đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, tập nghề, trung tâm thực hành vùng, phân bổ nguồn lực theo đầu ra là những nội dung mới cần được nghiên cứu để đưa vào chiến lược.

Tham vấn vào nội dung chiến lược phát triển, TS Jurgen Harwigt, Giám đốc chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam cho rằng, bên cạnh những thay đổi tích cực, GDNN Việt Nam cần có sự đổi mới trước nhiều thách thức của sự già hóa dân số, tác động của dịch bệnh toàn cầu, CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế.

Cụ thể, tập trung cải thiện hệ thống thông tin dữ liệu, báo cáo, dự báo đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống. Xây dựng các tiêu chuẩn ở nhiều cấp trình độ khác nhau, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Ưu tiên phát triển mô hình hội đồng kỹ năng nghề ở nhiều ngành nghề khác nhau, đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp và đưa GDNN tiếp cận tốt hơn đối với người dân và xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…