Hướng đi triển vọng trong xây dựng nông thôn mới

GD&TĐ - Quảng Ninh là địa phương đi đầu trong xây dựng và triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”(OCOP) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động. Mô hình này tại Quảng Ninh đã và đang mở ra một triển vọng phát triển làng nghề, nông nghiệp, nông thôn mới.  

Hướng đi triển vọng trong  xây dựng nông thôn mới

Thay đổi cơ cấu sản xuất nông thôn

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cho biết: Sau ba năm thực hiện chương trình OCOP, Quảng Ninh đã thu hút 180 doanh nghiệp tham gia, thực hiện 103 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm OCOP. Đến nay đã có 210 sản phẩm đăng ký tham gia OCOP, trong đó đã đánh giá và phân hạng 121 sản phẩm, kết quả có 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao; Cấp Giấy chứng nhận cho 39 sản phẩm, đang tập trung hoàn thiện các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, y tế đối với 60 sản phẩm OCOP còn lại. Doanh số bán hàng OCOP trong ba năm của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất đạt hơn 672 tỷ đồng.

Quảng Ninh đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng quy trình thực hiện chương trình OCOP từ đăng ký ý tưởng sản phẩm; lập các dự án sản xuất; phát triển các doanh nghiệp, HTX theo hướng cộng đồng; xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, như ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ lãi suất, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phân cấp quản lý quyết định đầu tư cho cấp huyện, cấp xã; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thi xếp hạng sản phẩm; tổ chức thi thiết kế logo, kiểu dáng công nghiệp, bao bì sản phẩm; quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm và điểm bán hàng sản phẩm trên địa bàn tỉnh; tổ chức xúc tiến thương mại và hội chợ OCOP thường niên...

Kết quả bước đầu đạt được sau 3 năm triển khai đề án đã khẳng định, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” là hướng đi đúng, sáng tạo của tỉnh trong phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy những thế mạnh của địa phương.

Phát triển ngành nghề và đẩy mạnh đào tạo

Với những kết quả đạt được trong việc triển khai mô hình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, tỉnh Quảng Ninh đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao: Từ thực tiễn 3 năm triển khai của tỉnh Quảng Ninh cho thấy, đây là chương trình không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất, mà còn có ý nghĩa trong giải quyết những vấn đề quan trọng của nông thôn như giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng được những tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững, tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ, tạo ra nhiều việc làm ổn định, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương, từ đó, tái đầu tư nâng cao chất lượng để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh sản phẩm.

Phát triển nhân rộng mô hình OCOP trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị: Căn cứ vào các quy hoạch tổng thể của ngành; từng địa phương tiến hành rà soát quy hoạch, cơ cấu sản xuất, xác định lựa chọn những sản phẩm có lợi thế, có thị trường, rà soát quy hoạch phát triển ngành nghề và nhóm các sản phẩm đặc sản của địa phương trên cơ sở phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Có cơ chế, chính sách thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc ứng dụng khoa học - công nghệ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nghề nông thôn; có chính sách cụ thể đối với các sản phẩm đặc thù, sản phẩm có thế mạnh vùng, miền…

Huy động các nguồn lực theo hướng xã hội hóa để phát triển ngành nghề nông thôn; coi người dân là chủ thể; lấy doanh nghiệp HTX làm động lực; Nhà nước có vai trò hỗ trợ cho người dân thông qua cơ chế, chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu;

Tiếp tục hỗ trợ mở các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại làng nghề; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cho đội ngũ nghệ nhân; Đặc biệt phải ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.