Hướng dẫn phân biệt đông trùng hạ thảo giả

Với hàng giả thì bên ngoài sẽ có màu vàng nhạt, độ dài 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất trùng giòn, mặt cắt có màu trắng, và nếu nhai lâu có vị ngọt, dính răng.

Hướng dẫn phân biệt đông trùng hạ thảo giả

Tác dụng của đông trùng qua miệng người dân rất thần kỳ và hiệu quả. Trên những trang mạng, người buôn bán mặt hàng này dùng những lời lẽ có cánh để quảng cáo chúng như tiên dược, nhưng tựu trung đều cho rằng có thể chữa bách bệnh ngay cả ung thư, “hồi sinh “ khả năng sinh lý của đàn ông.

Loạn giá, loạn công dụng

Không ít người tìm mua để về dùng thử, có những người không ngại bỏ ra hàng trăm triệu đồng chỉ để mua vài trăm gram đông trùng hạ thảo khô (loại nguyên con), với mong muốn ngừa bệnh. Nhiều người còn tin loại này là thuốc chữa bách bệnh vì cân bằng được âm dương – vừa là trùng vừa là cây cỏ.

Chị Ngọc Hà (quận 3, TP HCM), cho biết chị thực sự không có rành về công dụng của loại này, nhưng vì gần đây sức khỏe của chồng không tốt. Anh là thợ kim hoàn, làm việc trong môi trường khá độc hại nên chị phải mua đông trùng hạ thảo cho chồng tẩm bổ.

"Giá cả thật sự làm mình chóng mặt. Có nơi bán đến mấy trăm triệu một kg, nơi lại kêu giá mấy chục triệu, có nơi còn bảo hàng xách tay từ Tây Tạng nên giá tầm 700 triệu đồng mỗi kg. Mình hoang mang không biết loại nào công dụng tốt, không biết có phải loại giá cao thì chất lượng tốt hơn giá thấp không", chị Ngọc Hà cho biết.

Theo chia sẻ của nhiều chủ cửa hàng thuốc đông y, đông trùng hạ thảo trên thị trường có rất nhiều loại, tùy vào nhu cầu, túi tiền mà người mua có thể lựa chọn loại phù hợp. Chủ cửa hàng V.P trên đường Lương Nhữ Học (quận 5, TP HCM), cho biết cửa hàng chủ yếu bán dạng viên và dạng nước, vì giá vừa phải. Loại nguyên con giá cao bên bán được rất ít, khách mua cũng còn e ngại.

Trên các trang web, mặt hàng này từ Tây Tạng được giới thiệu với giá vài chục nghìn USD, kèm lời đảm bảo “sẽ có hàng nếu nhận đủ tiền cọc”.

Một loại cũng được quảng cáo khá rầm rộ trên mạng là loại được nuôi trồng tại nhiều nước, gọi là đông trùng hạ thảo nhân tạo. Loại này được chế biến thành dạng bột, dạng nước, dạng viên.

Biết tới nhiều nhất là đông trùng dạng viên, với xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ... Giá của từng sản phẩm phụ thuộc vào lượng đông trùng hạ thảo có trong mỗi viên, cùng với xuất xứ của chúng, nhưng không đắt đỏ như sản phẩm tự nhiên.

Hầu hết loại dạng viên, nước thường ghi thành phần khoảng 10-30% là đông trùng hạ thảo, cộng thêm các loại thảo dược khác.

Huong dan phan biet dong trung ha thao gia - Anh 1

Theo chia sẻ của các cửa hàng, khách thường mua 10 gram, 20 gram đông trùng hạ thảo về cho người bệnh uống để tăng sức đề kháng, ít người mua một lần nguyên hộp. Ảnh: Thái Nguyễn

Phân biệt thế nào?

Thực tế, đông trùng hạ thảo chưa được Bộ Y tế công nhận là một loại thuốc mà chỉ là thực phẩm chức năng. Tác dụng chính là bồi bổ cơ thể nhưng không phải điều trị được các bệnh liên quan đến lục phủ ngũ tạng, thậm chí chữa được trọng bệnh như ung thư, hen suyễn hay vô sinh như đồn thổi.

“Đông trùng là loại thuốc quý nhưng không phải chữa được bách bệnh. Cách dùng cũng nên cẩn trọng, vì nếu dùng quá nhiều một lúc sẽ phí, nó sẽ không có tác dụng", chủ tiệm một cửa hàng thuốc đông y ở đường Triệu Quang Phục, quận 5, TP HCM nói. Thế nhưng, trên một số diễn đàn về y học cổ truyền, đông y, không ít người đã bóc mẽ công dụng của loại được cho là tiên dược và bán với giá đắt đỏ này.

Xem thêm: Nước đông trùng Hạ thảo: Giải pháp mới cho sức khỏe cộng đồng

Các chủ tiệm cửa hàng thuốc đông y cũng thường cảnh báo, trên thị trường hiện có rất nhiều nơi làm giả đông trùng, nên nếu không mua từ các mối quen, cửa hàng uy tín có thể người dân sẽ mua phải hàng nhái, hàng giả”.

Chủ cửa hàng V.P cho hay, để phân biệt đông trùng hạ thảo bằng mắt thường, khách hàng cần chú ý một số điểm nhận dạng, như: "Với loại tự nhiên thì đầu sâu non giống như con tằm, có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng, dài chừng 3-5 cm. Ở đuôi sâu sẽ có màu nâu như đuôi con tằm, có 8 cặp chân, 4 đôi ở giữa là rõ nhất.

Với hàng giả thì bên ngoài sẽ có màu vàng nhạt, độ dài 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất trùng giòn, mặt cắt có màu trắng".

Cũng theo chủ cửa hàng này, có một loại giả đông trùng hạ thảo nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao. Loại này cầm thấy nặng, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.

Đông trùng hạ thảo còn gọi trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo. Đây là giống nấm mọc ký sinh trên một loại sâu non thuộc họ cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng, làm sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy cả xác sâu và nấm dùng làm thuốc. Vì mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ nên vị thuốc này có tên là thảo dược đông trùng hạ thảo.

Theo Zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.