HS hào hứng dự hội thi "Sáng tạo với bản đồ tư duy"

HS hào hứng dự hội thi "Sáng tạo với bản đồ tư duy"

Sáng nay 18/4, hàng trăm em học sinh cùng đông đảo các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh đã hào hứng tham gia hội thi sáng tạo với bản đồ tư duy được Bộ GD-ĐT, Ban dự án GD THCS II chọn thí điểm tại Thanh Hóa.

Chương trình này do nhóm các nhà khoa học, thuộc Viện khoa học giáo dục Việt Nam và Dự án phát triển giáo dục THCS II (DAPTGDTHCS) thực hiện, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo điểm chuyên đề “Xây dựng mô hình trường THCS tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học” từ năm 2010 đối với cấp THCS trong cả nước.

Trong đợt này, Bộ GD-ĐT, Ban DAGDTHCSII chọn Trường THCS Quảng Hưng, TP Thanh Hóa thực hiện hội thi “Sáng tạo với bản đồ tư duy”. Hơn 200 học sinh, các thầy cô giáo giáo, đại diện ngành giáo dục của các tỉnh thành như Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thái Bình và đông đảo các bậc phụ huynh tham gia.

Các đội tham gia Hội thi "Sáng tạo với bản đồ tư duy"
Các đội tham gia Hội thi "Sáng tạo với bản đồ tư duy"

Tại hội thi, các em học sinh chia làm 4 đội, trải qua ba vòng thi hấp dẫn, gay cấn, đội Trái Đất đã giành giải Nhất cuộc thi, đội Tương Lai giành giải Nhì, còn đội Trí Thức và đội Hoa Hướng Dương giành giải Ba. 

 Được biết, chương trình Sáng tạo với bản đồ tư duy được triển khai bắt đầu từ năm học 2011 - 2012 và áp dụng rộng rãi trên cả nước. Đây là một sân chơi trí tuệ nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh trong nhà trường. Qua đó, giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo thông qua việc tìm hiểu, làm quen với bản đồ tư duy trong quá trình học tập.

Tiến sĩ Trần Đình Châu, Vụ trưởng, GD DAPTTHCSII - Bộ GD&ĐT cho biết: “Với phương pháp này, HS có thể từ một chủ đề chính phát triển thành nhiều chủ đề nhỏ, từ một ý phát triển tư duy sâu sắc, giúp các em nhớ lâu, rèn luyện tư duy hai chiều cho học sinh. Vận dụng không những tư duy chặt chẽ của Toán họcmà còn phù hợp với xu hướng dạy học hiện đại.

Những bản đồ tư duy, thể tiện tính sáng tạo, tư duy khoa học của học sinh.
Những bản đồ tư duy, thể tiện tính sáng tạo, tư duy khoa học của học sinh.

Ngoài ra nó còn rèn luyện kỹ năng sống cho các em thông qua thuyết trình sản phẩm của mình trước tập thể. Qua hoạt động này, sẽ giúp đổi mới sinh hoạt ngoại khóa trong các nhà trường”. 

Cô Đỗ Thị Tuyết - GV trường THCS Quảng Hưng cho biết: “Đối với giáo viên, bản đồ tư duy là một công cụ bổ ích trong quá trình giảng dạy, khi tiến hành áp dụng giúp GV triển khai bài một cách dễ dàng, ngắn gọn, trọng tâm kiến thức, súc tích, có thể sự dụng vào tổng kết bài học, kiểm tra bài cũ trên lớp dễ dàng. Còn đối với HS khi được áp dụng phương pháp này vào học tập, HS rất tích cực, hiểu sâu, nhớ lâu, nhớ kỹ, phát huy được khả năng sáng tạo trong học tập”.

Em Trần Ngọc Tiến, HS lớp 6A1, Trường THCS Quảng Hưng chia sẻ: “Khi áp dụng bản đồ tư duy, em thấy dễ hiểu hơn, nhất là với các môn xã hội như Lịch sử, Ngữ văn. Làm bài tập về nhà hiểu quả hơn, em thấy hứng thú hơn, say mê hơn khi tham gia học phương pháp này. Các bạn trong lớp ai cũng có suy nghĩ như em”.

Duy Tuyên

(Theo Báo Dân trí)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.