HS có điều kiện chưa chắc giỏi hơn HS nghèo

GD&TĐ - Trẻ em con của những công nhân và người dọn vệ sinh ở một số nước châu Á đạt thành tích cao hơn trong thi cử so với con của luật sư và bác sĩ Anh – Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD cho biết.

HS dùng bàn tính tại lớp ở một trường tiểu học ở Changzhou, Trung Quốc
HS dùng bàn tính tại lớp ở một trường tiểu học ở Changzhou, Trung Quốc

Cần tăng tiêu chuẩn GD

Trẻ em của Anh thua kém nhiều so với các bạn ở vùng Đông Á đến nỗi thậm chí HS đến từ các gia đình giàu có cũng đạt kết quả tồi hơn trong các kỳ thi so với những HS nghèo ở Trung Quốc – một nghiên cứu tầm quốc tế đã chỉ ra. 

Nghiên cứu xem xét vào kết quả làm toán của HS 15 tuổi cho thấy các quốc gia có thể vượt qua sự phân cấp truyền thống về xã hội để nâng cao tiêu chuẩn GD của những HS tương đối nghèo. Bản báo cáo được đưa ra khi một chính trị gia cao cấp của Ủy ban châu Âu (EU) phản đối các tiêu chuẩn trong các trường học Anh và cảnh báo rằng các chính trị gia của Anh phải cải thiện hệ thống GD trước khi tập trung vào mối quan hệ của đất nước với EU.

Bà Vivance Reding, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, cảnh báo rằng các bộ trưởng Anh nên tập trung vào tăng tiêu chuẩn của nhà trường thay vì cho rằng các vấn đề của đất nước là do người nước ngoài. 

Trong một bài phát biểu ở Cambridge, bà cho rằng hệ thống GD kém hiệu quả ở Anh là lý do khiến người Anh không thể cạnh tranh với người nước ngoài để có được việc làm. Theo bà, các chính trị gia cần phải “tập trung vào chất lượng GD và phúc lợi để người dân có thể tìm việc và được hưởng các tiêu chuẩn xã hội thích đáng”.

Phát hiện của OECD, nhấn mạnh vào mức độ mà HS Anh đang bị tụt lùi so với bạn bè ở các quốc gia có HS đạt kết quả cao ở các môn học, được xem là điều quan trọng đối với kinh tế trong tương lai của Anh và nước này sẽ tăng cường kêu gọi áp dụng một hệ thống GD nghiêm khắc hơn.

Áp dụng tư tưởng phương Đông

Bộ trưởng GD Elizabeth Truss sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu gồm các hiệu trưởng và chuyên gia GD đến Trung Quốc để học hỏi. Chuyến thăm này có thể dẫn tới việc áp dụng các cách thức của Trung Quốc như có thêm các lớp học buổi tối và xóa bỏ thời gian lãng phí giữa các giờ học để tăng cường hiệu quả ở các môn quan trọng.

Bà cho rằng các trường học ở Anh cần phải áp dụng “cách dạy và tư tưởng tích cực” vốn có trong các trường học tại một số nơi ở Đông Á. “Họ có thái độ “mọi việc đều có thể làm được” đối với môn Toán – điều ngược lại với văn hóa chống lại Toán đã tồn tại từ lâu ở đây” – bà nói.

“Thực tế là trừ khi chúng ta thay đổi tư tưởng của mình và giỏi toán hơn, nếu không kinh tế của ta sẽ đi xuống. Hiện tại, việc kém môn toán đang làm yếu đi các kỹ năng, đồng thời đe dọa năng suất và sự phát triển của chúng ta”.

Nghiên cứu của OECD được dựa trên kết quả thi môn Đọc hiểu, Toán và Khoa học do HS 15 tuổi tại 65 quốc gia thực hiện. Theo đó, Anh xếp thứ 26 môn toán, thứ 23 môn Đọc và thứ 21 môn Khoa học. 

Trong khi đó Thượng Hải của Trung Quốc đều đứng đầu các môn. Nghiên cứu đã tìm hiểu cách HS áp dụng kiến thức về Toán và các kỹ năng trong cuộc sống thực tế hàng ngày, hơn là chỉ nhắc lại những khái niệm và con số.

Trong một phần của nghiên cứu trên, HS được yêu cầu nêu tên nghề nghiệp của cha mẹ để xác định xem tác động của yếu tố này lên kết quả học tập của HS. Trên khắp thế giới, trẻ em có cha mẹ làm các công việc có tính chuyên môn cao thường học tốt hơn những em có phụ huynh làm những công việc tay chân như thợ mộc, dọn vệ sinh, công nhân.

Tuy nhiên, nghiên cứu bao gồm 500.000 HS trên toàn thế giới thấy rằng trẻ em của công nhân tại nhiều quốc gia Đông Á lại học tốt hơn trẻ em con của những người làm việc chuyên môn cao ở Anh. 

Ông Andreas Schleicher – phó giám đốc GD và kỹ năng của OECD cho rằng: “Nếu các hệ thống trường học muốn tất cả HS thành công, họ nên cho trẻ em con của những người lao động phổ thông những cơ hội GD ngang với trẻ em con bác sĩ, luật sư”.

Theo Telegraph

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.