Hơn 3.000 cuộc tấn công mạng vào Việt Nam 6 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 2.684 cuộc (tương đương 45,90%) so với cùng kỳ năm 2018.

Hơn 3.000 cuộc tấn công mạng vào Việt Nam 6 tháng đầu năm

Trong đó có 968 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 635 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware), 1.556 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing).

Thống kê cho thấy, số lượng các cuộc tấn công giảm, chủ yếu ở hình thức tấn công Phishing. Riêng với hình thức này, tháng 1 giảm mạnh nhất là 76,86%, tháng 5 giảm ít nhất là 47,37% so với cùng kỳ năm 2018.

Chỉ số này cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã có chuyển biến, đặc biệt, các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội và TPHCM thời gian vừa qua đã thể hiện hiệu quả nhất định.

Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (botnet) là 4.300.218 địa chỉ, giảm 34,30% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thu thập và phân tích 54 chiến dịch tấn công nguy hiểm, tiêu biểu một số chiến dịch: Chiến dịch tấn công có chủ đích đến từ nhóm tin tặc Muddy Waters nhắm tới các tổ chức ngân hàng, chính phủ; Chiến dịch cài cắm mã độc AveMaria; Chiến dịch phát tán mã độc mới HawkEye Reborn; Chiến dịch phát tán mã độc MegaCortex, mã độc backdoor Cronjob; Chiến dịch phát tán mã độc tống tiền LockerGoga and Ryuk đến từ nhóm tin tặc FIN6; Chiến dịch phát tán mã độc tống tiền Jcry thông qua giả mạo Adobe Flash Player; Chiến dịch tấn công có chủ đích đến từ nhóm tin tặc TajMahal phát tán mã độc nhằm mục đích đánh cắp thông tin nhạy cảm...

Hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ghi nhận được số lượng sự kiện an toàn mạng trong 6 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 203 triệu sự kiện. Các vụ tấn công nguy hiểm liên quan đến mã độc trong các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử được phát hiện tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.

Cũng theo Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) ngày 27/3/2018, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia (so với năm 2017 là 100), được xếp vào nhóm 1 trên 3 nhóm là nhóm có độ cam kết cao.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5/11, xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Về mặt điểm số trung bình, năm 2018 Việt Nam có điểm số là 0.693 (so với năm 2017 là 0.245).

Theo Baochinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.