Hội thảo về Mối liên hệ văn minh Chăm giữa Việt Nam và Ấn Độ

Hội thảo về Mối liên hệ văn minh Chăm giữa Việt Nam và Ấn Độ

(GD&TĐ) - Hội thảo diễn ra vào ngày 26 và 27 tháng 6 tại Đà Nẵng với sự tham gia của các học giả, các chuyên gia về văn hóa Chăm của Ấn Độ, Việt Nam và quốc tế. Hội thảo hai ngày lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam này có ý nghĩa sâu sắc trong đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và 5 năm thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược” giữa Ấn Độ và Việt Nam; đã khám phá và nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau trong mối giao lưu văn hóa đa chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ và thảo ra chiều hướng hợp tác tương lai. Đồng thời, hội thảo cũng là cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm về bảo tồn, tu bổ và quản lý khu thánh địa Mỹ Sơn, di sản văn hóa thế giới, và nhiều khu di sản khác tại Ấn Độ và Đông Nam Á.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Các học giả tham gia hội thảo đã trình bày các tham luận về Điêu khắc Chăm: Khám phá những liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ; Đền tháp Chăm: Mối liên hệ mang tính kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ; Các di sản văn hóa phi vật thể Chămpa (di sản tiếng Phạn và chữ Chăm của Chămpa cổ đại; Sự tiếp biến văn hóa Việt – Chăm); Chia sẻ kinh nghiệm về trùng tu, quản lý di sản từ các di sản: Mỹ Sơn, Angkor Wat, Ta Prohm, Wat Phu và các di sản thế giới của Ấn Độ. 

Được biết, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo tồn và tu bổ khu di sản thế giới văn minh Chăm được UNESCO công nhận tại Mỹ Sơn với khoản tài trợ trị giá 3 triệu đô la Mỹ. Dự án sẽ do Viện Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI), cơ quan đã rất thành công trong việc tu bổ Angkor Wat, Ta Prhom tại Campuchia và Wat Phu tại Lào thực hiện.

Thanh Huế

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.