Hội thảo quốc tế Ngân hàng và Tài chính Việt Nam lần thứ III

GD&TĐ - Nhiều vấn đề mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới đưa ra chia sẻ, trao đổi, bàn luận tại Hội thảo quốc tế Ngân hàng và Tài chính Việt Nam lần thứ III (Vietnam Symposium in Banking and Finance - VSBF 2018). 

Hội thảo thu hút gần 120 giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đến tham dự.
Hội thảo thu hút gần 120 giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đến tham dự.

Trong 3 ngày (từ 25-27/10),tại Thừa Thiên Huế, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế), Hiệp hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam, Trường Kinh doanh IPAG, Hiệp hội quốc tế vì sự tiến bộ của Kinh tế tài chính (ISAFE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế Ngân hàng và Tài chính Việt Nam lần thứ III (Vietnam Symposium in Banking and Finance - VSBF 2018).

Hội thảo thu hút gần 120 giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, có nhiều diễn giả đến từ các trường đại học uy tín trên thế giới như: Giáo sư Douglas Cumming - ĐH Kinh doanh, ĐH Florida Atlantic (Hoa Kỳ); Giáo sư Xavier Freixas - ĐH Pompeu Fabra và Trường Kinh tế Barcelona (Tây Ban Nha).

PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) phát biểu tại Hội thảo.
PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) phát biểu tại Hội thảo. 

PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) cho biết: Hội thảo quốc tế Ngân hàng và Tài chính Việt Nam lần thứ III (Vietnam Symposium in Banking and Finance - VSBF 2018) là diễn đàn học thuật, trao đổi về các chủ đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, qua đó tăng cường trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học đầu ngành trong nước và quốc tế.

Đây còn là cơ hội lý tưởng cho các học giả Việt Nam trao đổi kinh nghiệm và phát triển các dự án nghiên cứu với đồng nghiệp quốc tế. Hội thảo còn tạo cầu nối giao lưu, trao đổi và hợp tác giữa Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) với các đối tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Hội thảo diễn ra với 7 phiên thảo luận, gồm 1 phiên tổng thể và 6 phiên song song với 84 báo cáo được lựa chọn trình bày, giới thiệu. Trong chương trình hội thảo lần nay còn diễn ra 2 hội thảo chuyên đề về “Ngân hàng trung ương và quy định” và “Tiền mã hóa: Công nghệ, rủi ro và khuôn khổ pháp lý”.

Nhiều vấn đề mới, quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, bàn luận và chia sẻ.
Nhiều vấn đề mới, quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, bàn luận và chia sẻ. 

Tại phiên hội thảo toàn thể, hai nội dung báo cáo được các đại biểu đặc biệt quan tâm dành nhiều thời gian thảo luận, đó là báo cáo: “Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) có thể cho chúng ta biết điều gì về thị trường tài chính” – của GS. Douglas Cumming (Trường ĐH Kinh doanh – ĐH Florida Atlantic, Mỹ) và báo cáo “Tăng trưởng tín dụng, bong bóng và hiệu quả kinh tế” – GS. Xavier Freixas (ĐH Pompeu Fabra và Trường kinh tế Bacelona, Tây Ban Nha).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.