Hội thảo quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 16

GD&TĐ - Ngày 21/7, tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Hội Nghiên cứu Bệnh hại thực vật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ sức khỏe cây trồng - vật nuôi, Khoa Sinh -Môi trường (Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 16. 

Có gần 300 đại điểu, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên tham dự Hội thảo quốc gia Bệnh hại thục vật Việt Nam lần thứ 16.
Có gần 300 đại điểu, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên tham dự Hội thảo quốc gia Bệnh hại thục vật Việt Nam lần thứ 16.

Tham gia có gần 300 đại điểu, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên các trường đại học, viện nghiên cứu, Trung tâm Khử trùng miền Trung và Tây Nguyên, ngành Bảo vệ thực vật, Sở Khoa học - Công nghệ, Hội Khoa học - Kỹ thuật các tỉnh/thành trong cả nước.

GS.TS. Vũ Triệu Mân - Chủ tịch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ sức khỏe cây trồng - vật nuôi cho biết: Hội thảo quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam được tổ chức hàng năm là dịp công bố các công trình, kết quả nghiên cứu cùa các hội viên. Hội thảo còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của các cản bộ khoa học thuộc nhiều lĩnh vực đến từ nhiều địa phương khác nhau, nhằm hợp tác cùng phát triển.

Hội thảo quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 16 sẽ giới thiệu 38 công trình nghiên cứu, bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu, nhóm nghiên cứu về lĩnh vực bệnh hại thực vật Việt Nam.

Tại đây, các nhà khoa học đã tập trung bàn thảo, trao đổi các nội dung đề tài nghiên cứu cơ bản như: “Đa dạng di truyền Virus PVY gây bệnh trên thuốc lá ở một số vùng trồng thuốc lá phía Bắc Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đoài, Nguyễn Văn Chín, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà, Lê Văn Sơn; “Tuyển chọn các hóa chất kích kháng chống lại bệnh Virus vàng lùn trên cây lúa” của 2 tác giả Ngô Thành Trí và Phạm Văn Kim; “Phát hiện và định dạng Tospovirus hại cây trồng tại Việt Nam” của nhóm tác giả Hà Viết Cường, Trần Thị Như Hoa, Phạm Thị Hoa; “Hiệu quả của một số hóa chất giúp hạn chế thiệt hại do Cuccumbẻ Mosaic gây ra trên dưa leo” của 2 tác giả Huỳnh Thị Kim Xứng và Lê Thanh Toàn; “Phát hiện gen kháng bệnh bạc lá XA4, XA5, XA7, XA14 bằng chỉ thị phân từ ADN và đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của các giống lúa Trung Quốc” của nhóm nghiên cứu Tống Văn Hải, Nguyễn Thị Lương, Phan Thị Hiền, Phan Hữu Hiển, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Quốc Trung; “Phản lập và đánh giá khả năng đối kháng của vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu với tuyến trùng Meloidogyne incogni” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Nam, Đào Thị Lan Hoa...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ