Hội nhập - đường còn xa

GD&TĐ - Thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, thiếu bản sắc riêng cùng những kế hoạch dài hơi, và chuỗi bán lẻ… khiến ngành công nghiệp thời trang Việt chưa có được tên tuổi trên thị trường thời trang quốc tế. Để thúc đẩy những bước tiến, thời trang Việt đang còn rất nhiều việc phải làm và vượt qua khó khăn thách thức.

Hội nhập  - đường còn xa

Khó bó khôn

Theo nhận xét chung của nhiều chuyên gia thời trang thì đến nay Việt Nam đã có ngành dệt may nhưng chưa phát triển ngành công nghiệp thời trang với những thương hiệu thời trang thực sự nổi tiếng được bạn bè quốc tế biết đến. Mặc dù nắm bắt nhanh các xu hướng thời trang thế giới nhưng các công ty may mặc Việt Nam hiện chỉ là nhà gia công số lượng lớn,trong khi các thương hiệu thiết kế riêng vẫn vô cùng nhỏ lẻ.

Xét về đội ngũ nhà thiết kế cho thấy đa phần vẫn chỉ là những tên tuổi làng nhàng chưa khẳng định được tên tuổi trên trong làng thời trang thế giới. Chỉ có một số nhỏ những nhà thiết kế thời trang nổi bật hơn bởi tên tuổi thường gắn với sự nổi tiếng của những ca sĩ, người mẫu thành danh.

Việt Nam cũng được đánh giá là cường quốc xuất khẩu về dệt may với nhiều lợi thế. Tuy nhiên, dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công, chiếm giá trị khiêm tốn, ước chỉ 5% trong chuỗi cung ứng.

Thế giới biết đến Việt Nam chủ yếu là nước gia công về dệt may, chưa có thương hiệu thời trang dẫu dệt may trong nước đã chiếm 10% giá trị sản xuất công nghiệp, với khoảng 6.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, sử dụng hàng triệu lao động, đứng ở Top 6 trong 153 nước trên thế giới về chuỗi cung ứng.

Có thể thấy, công nghiệp thời trang ở Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành và một số doanh nghiệp tự xây dựng thương hiệu như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10… Tuy nhiên cũng mới chỉ là hiện tượng đơn lẻ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của thị trường may mặc Việt Nam hiện nay.

Mặt khác giá trị gia tăng của dệt may Việt Nam còn nhỏ, thời trang chưa theo kịp yêu cầu của công nghiệp dệt may.

Và hơn thế, thời trang không đơn thuần là mẫu mã, kiểu dáng, các buổi trình diễn mà còn là ngành công nghiệp sáng tạo, do đó cần quốc tế hóa sản phẩm, làm sao để thời trang Việt có mặt trên bản đồ thời trang thế giới.

Xây dựng thương hiệu, tìm ra con đường đi riêng cho công nghiệp thời trang Việt, đồng thời tận dụng được những lợi thế sẵn có trong quá trình hội nhập vẫn là bài toán mà chúng ta đang trong quá trình tìm lời giải.

Hội nhập - Giấc mơ của thời trang Việt

Trong các cuộc giao lưu với một số hãng thời trang thế giới, khi nói về thời trang Việt nhiều chủ hãng thời trang nước ngoài đã thẳng thắn chỉ ra: Sáng tạo là cốt lõi của ngành thời trang, do vậy điều mà Việt Nam còn thiếu là cần có những nhà thiết kế thực sự sáng tạo, tạo ra xu hướng chứ không phải đi theo các xu hướng quốc tế. Nhất là, các nhà thiết kế Việt cần phải thay đổi tư duy trong cách làm thời trang.

Mặt khác, nhìn vào nền công nghiệp thời trang thế giới cũng cho thấy khâu đào tạo thời trang ở Việt Nam cần phải có cuộc cách mạng, phải định hướng được 20 năm tới người Việt sẽ thay đổi như thế nào?

Các nhà thiết kế thời trang phải dùng trí tưởng tượng để làm thời trang, mạnh mẽ quyết đoán trong suy nghĩ thay vì sợ sự phán xét, đánh giá của dư luận không có chuyên môn. Thực tế, chúng ta có những nhà thiết kế thời trang phải tốt nghiệp 10 năm mới đưa ra được bộ sưu tập thời trang tốt.

Nhiều nhà thiết kế để nuôi sống nghề đã chọn con đường vừa kinh doanh vừa sáng tạo chính vì vậy bài toán sáng tạo không chỉ chậm chạp mà thậm chí không phát triển bởi không có sự đầu tư, tập trung nhất định.

Lời khuyên mà ngành thời trang thế giới chỉ ra cho các nhà thiết kế Việt đó là cần nghĩ cách để nhà thiết kế hợp tác với các doanh nhân thì mỗi người sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình. Hơn thế cũng cần thay đổi tư duy của những người đầu tư, lĩnh vực thời trang đôi khi không thể kiếm lợi nhuận một sớm một chiều.

Cũng như việc những bộ sưu tập tuyệt đẹp trình diễn trên sân khấu thường không dễ bán, các nhà thiết kế thường bán những bộ sưu tập khác, đó là tình trạng chung của những nhà thiết kế nổi tiếng thế giới. Vì vậy, những nhà thiết kế trẻ đừng tự đặt lên vai mình những yêu cầu khó.

Và trong khi một số ý kiến của một số nhà chuyên môn thời trang Việt cho rằng: Nhà thiết kế thời trang Việt Nam cần phải biết kết hợp vừa thiết kế giỏi, vừa phải có đầu óc kinh doanh bởi thiết kế trang phục mà không có người mua thì xem như đã thất bại.

Thì thời trang thế giới lại không tuân theo quy luật này bởi các chuyên gia thời trang thế giới lại khẳng định: Nếu đòi hỏi nhà thiết kế phải làm tốt cả vấn đề bán trang phục thì kết quả họ sẽ chỉ là những người bán hàng thông thường. Nhà thiết kế cần phải được sáng tạo theo trí tưởng tượng của họ và tách biệt với tài chính...

Một số chuyên gia thời trang nước ngoài cũng đã thẳng thắn đưa ra lời khuyên cho thời trang Việt đó là cần tạo ra phong cách riêng. Theo họ, đã vài lần tham gia các sự kiện thời trang ở Việt Nam và thấy các bạn cũng có những bộ sưu tập, những mẫu thiết kế đẹp hoàn hảo nhưng thế giới chưa ai biết đến.

Một mặt, phải tạo ra xu hướng, tạo ra những sản phẩm và phong cách của riêng mình. Mặt khác, cần mời truyền thông quốc tế đưa tin tham gia và đưa tin cho các sự kiện. Truyền thông hiện nay không chỉ có báo chí, mà còn cả các mạng xã hội, như vậy tên tuổi và những phong cách sáng tạo mới được bạn bè quốc tế biết đến.

Một bài học xương máu và không thể bỏ qua cho thời trang Việt để hội nhập thế giới đó là thời trang phải mang yếu tố toàn cầu, các nhà thiết kế phải là người định hướng xu hướng thời trang chứ không phải chạy theo xu hướng.

Cụ thể, Singapore là nước nhỏ nhưng công nghiệp thời trang của họ phát triển. Xét về phương diện nào đó họ không có được nhiều lợi thế như Việt Nam. Họ không có đủ điều kiện để xây dựng nhà máy mà phải sản xuất ở một nước khác, tuy nhiên họ biết cách hội nhập, thu hút những nhà thiết kế của các quốc gia khác. Hàn Quốc cũng vậy, đang là nước đứng đầu châu Á về thời trang bởisự sáng tạo, nhiều nhà thiết kế đã thay đổi bộ mặt thời trang của Hàn Quốc.n

Mặc dù nắm bắt nhanh các xu hướng thời trang thế giới nhưng các công ty may mặc Việt Nam hiện chỉ là nhà gia công số lượng lớn, trong khi các thương hiệu thiết kế riêng vẫn vô cùng nhỏ lẻ. Để thời trang Việt hòa vào dòng chảy của ngành công nghiệp thời trang quốc tế cần tìm ra những lối đi, bản sắc riêng và phát triển một cách chuyên nghiệp. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.