Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk 2019: Thu hút đầu tư hơn 71.000 tỷ đồng

GD&TĐ - Sáng 10/3, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk năm 2019 với sự tham gia của nhiều lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư đã diễn ra lễ ký kết Chương trình hợp tác và Bản ghi nhớ giữa tỉnh Đắk Lắk với các Bộ. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk cũng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chủ trương đầu tư; Bản ghi nhớ đầu tư.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư đã diễn ra lễ ký kết Chương trình hợp tác và Bản ghi nhớ giữa tỉnh Đắk Lắk với các Bộ. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk cũng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chủ trương đầu tư; Bản ghi nhớ đầu tư.

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết Chương trình hợp tác và Bản ghi nhớ giữa tỉnh Đắk Lắk với các Bộ. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk cũng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chủ trương đầu tư; Bản ghi nhớ đầu tư.

Có mặt tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị cho biết, Đắk Lắk có đất bazan màu mỡ, khí hậu ôn hòa phù hợp với các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cao su… Bên cạnh đó, nhiều danh lam thẳng cảnh, bản sắc văn hóa đa dạng nên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, phát triển điện năng lượng mặt trời, điện gió.

Không những vậy, đây là nơi cung cấp thị trường lao động chất lượng cho tỉnh và các vùng trong cả nước. Tỉnh Đắk Lắk đang xây dựng khu công nghiệp Phú Xuân hơn 300ha, ưu tiên các dự án chế biến nông lâm sản thực phẩm ứng dụng công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi, giảm thiểu chất thải, phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao…

Còn theo PGS.TS Trần Đình Thiên – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Đắk Lắk có nhiều năng phát triển nhưng trên thực tế chưa tận dụng hết tiềm năng, phát triển chưa đúng tầm.

Mặc dù là thủ phủ của Tây Nguyên nhưng GDP/người năm 2018 của Đắk Lắk mới đạt 41,1 triệu đồng. Trong khi đó mức trung bình cả nước là 58,5 triệu đồng.

PGS.TS Thiên cho rằng, trong khi nhiều tài nguyên tự nhiên của Đắk Lắk đã được khai thác theo hướng “tận khai” thì những lợi thế hiếm có và riêng có kết tinh thành linh hồn Tây Nguyên, thành bản sắc văn hóa Tây Nguyên lại vẫn chưa được phát huy.

Vị PGS.TS còn cho hay, Đắk Lắk và cả Tây Nguyên nói chung vẫn đối mặt với nhiều thách thức phát triển. Do đó, vượt qua thế nào để Đắk Lắk không chỉ tiến lên mà phải là “tiến vượt”, cho tương xứng với tiềm năng, lợi thế, kỳ vọng và sự quan tâm của cả nước.

Để tiếp tục tăng trưởng và tăng trưởng cao hơn, Đắk Lắk cần từ bỏ cách tiếp cận lấy tài nguyên thiên nhiên làm động lực chính, coi khai thác tài nguyên thô làm phương thức chủ đạo của tăng trưởng. Chấm dứt triệt để xu hướng “tăng diện tích canh tác, diện tích gieo trồng”, coi đây là một thành tích. Ngược lại, phải có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi phá rừng làm đất canh tác.

Từ đó, Đắk Lắk phải chuyển sang hướng: Định hướng xây dựng chuỗi sản xuất đối với các sản phẩm lợi thế, hướng tới giá trị gia tăng cáo thành đình hướng ưu tiên trong chiến lược tái cơ cấu của tính; khuyến khích thu hút đầu tư tạo chuỗi, đặc biệt là các công đoạn chế biến sâu cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh; áp dụng nguyên tắc khuyến khích, hỗ trợ người thắng đối với các doanh nghiệp đầu tư tạo chuỗi nhằm mục tiêu lôi kéo và thúc đẩy phát triển các nhà đầu tư lớn, đóng vai trò dẫn dắt chuỗi; phát triển du lịch với trụ cột “Văn hóa Tây Nguyên, linh hồn đại ngàn”, được hiểu là tích hợp giá trị “đất – nước – rừng – văn hóa cồng chiêng – bản làng Tây Nguyên”; phát triển Buôn Ma Thuột theo hướng hiện đại, hội nhập sâu, kết nối rộng, trở thành Thủ phủ Tây Nguyên đúng nghĩa thời đại là chiến lược ưu tiên hàng đầu của tỉnh và là nhiệm vụ trọng điểm của vùng và Quốc gia trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, phải thoát khỏi tư tưởng cục bộ, coi phát triển Buôn Ma Thuột là việc riêng của Đắk Lắk.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhìn nhận thực tế Đắk Lắk là tỉnh khó khăn trong các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục.
 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhìn nhận thực tế Đắk Lắk là tỉnh khó khăn trong các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục.

Theo PGS.TS Thiên, để làm được những điều nói trên, Đắk Lắk cần ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở cho thành phố ngang tầm Thủ phủ vùng, đặc biệt là kết nối giao thông và các cơ sở Đào tạo – Nghiên cứu & Phát triển, Đổi mới – sáng tạo theo các lĩnh vực sản phẩm đặc thù; cho phép tỉnh Đắk Lắk và TP.Buôn Ma Thuột xây dựng và thực hiện quy chế, cơ chế Thủ phủ vùng với các quy định đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bản sắc và hội nhập…

Phát buổi tại buổi lễ, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay, thông qua hội nghị này sẽ là cơ hội quý giá đánh giá tình hình, cơ hội, thách thức để Đắk Lắk tăng cường phát triển đầu tư.

Theo Phó thủ tướng, từ năm 2014 đến nay Đắk Lắk đã thu hút được 294 dự án, với tổng vốn là 25.000 tỷ đồng, mặc dù còn khiêm tốn nhưng rất đáng khích lệ.

Tại hội nghị hôm nay, các nhà đầu tư đã đăng kí sẽ đầu tư hơn 71.000 tỷ đồng với 13 dự án và 19 biên bản ghi nhớ. Đáng chú ý là các dự án đầu tư, tập trung đúng định hướng về phát triển nông nghiệp, năng lượng tái tạo hạ tầng đô thị và phát triển các cơ sở giáo dục, y tế…

Tại đây, Phó thủ tướng nhìn nhận thực tế Đắk Lắk là tỉnh khó khăn trong các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục. Đặc biệt, Đắk Lắk đang thách thức là về vấn đề biến đổi khí hậu trong khi nguồn lực hạn chế.

Do đó, Đắk Lắk cần thay đổi tư duy, tầm nhìn mới, nhiệt huyết vươn lên phải lan tỏa từ chính quyền đến đồng bào…không thể để tụt hậu so với cả nước. Song song đó là phát triển các tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên, văn hóa – lịch sử, con người…để khẳng định lại Đắk Lắk với tâm thế là điểm đến “Thủ phủ cà phê” của cả nước cũng như Thế Giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ