Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về An ninh hạt nhân

Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về An ninh hạt nhân

Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về an ninh hạt nhân được tổ chức theo sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với sự tham dự của nguyên thủ hoặc Thủ tướng hơn 40 nước. Trong đó có các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, cùng nhiều nước phát triển và các tổ chức quốc tế.

Thế giới vẫn tồn tại 23.000 đầu đạn hạt nhân (ảnh minh họa)
Thế giới vẫn tồn tại 23.000 đầu đạn hạt nhân (ảnh minh họa)

Hội nghị lần này nhằm mục đích chủ yếu là thúc đẩy hợp tác quốc tế để tăng cường an ninh đối với vật liệu hạt nhân, chống lại việc vận chuyển, chuyển giao trái phép vật liệu hạt nhân và các thông tin công nghệ nhạy cảm, với mong muốn mở rộng hợp tác song phương thành đa phương trong lĩnh vực này.

Hội nghị là dịp để các nước cùng nhau thảo luận đề ra những định hướng, nguyên tắc lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh hạt nhân. Kết quả mong đợi của Hội nghị là sẽ đưa ra một tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó cam kết sẽ áp dụng mức an ninh hạt nhân cao nhất và coi đây là vấn đề mấu chốt cho việc phát triển và mở rộng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị lần này sẽ tham gia các buổi thảo luận, thể hiện quan điểm của Việt Nam là tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng đồng quốc tế trong việc chống phổ biến, giải trừ vũ khí hạt nhân và thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình, an ninh và phát triển của các dân tộc; coi việc bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân; bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân là trách nhiệm của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia Hội nghị sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng và quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ nói chung.

20 năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, có khoảng 23.000 đầu đạn hạt nhân còn tồn tại với sức công phá tương đương với 150.000 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima. Hoa Kỳ và Nga tổng cộng có hơn 22.000 đầu đạn trong khi 1.000 đầu đạn còn lại sở hữu bởi Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel. Gần một nửa số đầu đạn hiện vẫn đang được triển khai và khoảng 2.000 trong số đó của Hoa Kỳ và Nga ở trạng thái báo động cao và sẵn sàng được phóng - trong vòng 4 đến 8 phút sau quyết định của tổng thống.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.