Hội họa là hoạt động trí tuệ giúp con người thông minh hơn, đặc biệt là với trẻ em. Đối với trẻ vẽ không chỉ đơn thuần là môn học nghệ thuật mà còn là cách biểu đạt ngôn ngữ thông qua hình ảnh vì giúp trẻ bộc lộ những suy nghĩ của bản thân, của thế giới xung quanh thông qua hình vẽ.
Đây là khoảng thời gian để thư giãn và sáng tạo cho trẻ nhưng làm thế nào để động viên trẻ yêu thích môn nghệ thuật này hơn.
- Trước hết vẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng vận đông nhưng đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo. Trẻ phải biết cách sử dụng bút chì, bút màu…với các cây bút có kích thước và hình dạng khác nhau và những hoạt động này đòi hỏi tính chính xác cao.
Trong hội họa đòi hỏi trẻ phải am hiểu về màu sắc, sự tương phản, phải nhận biết màu nào thích hợp cho nền trời, cho cây cỏ, cho ánh sáng mặt trời…Hội họa giúp trẻ nhận biệt hình dạng các vật thể có trong cuộc sống, ví dụ quả trứng không tròn như hột nút!.
-Hội họa giúp người khác hiểu về những gì trẻ muốn biểu tả thông qua hình ảnh. Nhiều nhà Tâm lý học đã sử dụng bản vẽ như là cách giao tiếp với trẻ và qua đó hiểu được tâm trạng, hiểu được những điều trẻ muốn bày tỏ, những khó khăn, những stress trong cuộc sống của trẻ….Thông qua những tranh vẽ đôi khi chẳng nói lên lời nào cũng cũng đủ đem lại nhiều thú vị và cảm xúc.
-Giúp trẻ phát triển kỹ năng về thái độ
Để giúp trẻ yêu thích môn hội họa hãy nên động viên và để trẻ thật sự tự do. Đừng nên bắt trẻ phải tô màu này, màu kia. Mặt trời màu xanh, con mèo với 5 chân nhưng đó là sự sáng tạo của trẻ! Đôi khi trẻ không thích những màu đã tô và trẻ có thể làm lại.
Đây là cách tốt nhất giúp trẻ học vẽ và cách để trẻ tăng thêm niềm tin cho bản thân. Trẻ nên ghi lại ngày tháng và tên như để kỷ niệm và đánh dấu từng chặng đường đi qua. Cuối cùng, bạn nên có những lời khen về sự tiến bộ của trẻ theo từng năm tháng.
-Giúp trẻ phát triển kỹ năng về trang thiết bị
Đối với trẻ thường xuyên yêu thích vẽ, trẻ sẽ biết cần những vật dụng gì? Để giúp trẻ nên sắm cho trẻ chiếc bàn nhỏ, bút chì, giấy, bút màu…khi trẻ có đầy đủ các vật liệu, lúc đó trẻ sẽ có những nguồn cảm hứng, có những sáng tạo và từ đó có những tác phẩm “tuyệt vời”.
Thỉnh thoảng cho trẻ những cuốn sách tô màu và nhũng tờ giấy trắng nhằm động viên trẻ, hơn là những cuốn sách đã có đầy đủ trong đó vì không tạo được cho trẻ động não, phải suy nghĩ.
- Giúp trẻ học vẽ tùy theo lứa tuổi khác nhau. Như trẻ một tuổi rưỡi trẻ chỉ thích cầm cây bút chì và vẽ theo tùy thích, nhiều lúc chỉ thích chơi với cây bút chì và tuổi này giúp trẻ vận động là chính.
Sau đó khi trẻ được 2-3 tuổi trẻ có thể vẽ vòng tròn hay kẻ được đường thẳng và lúc này trẻ biết chăm chút cho từng nét vẽ. Trẻ 3-5 tuổi trẻ bắt đầu biết vẽ ngôi nhà, xe hơi, khuôn mặt người với đôi mắt miệng và đôi khi biết thêm các chi tiết.
Ở tuổi này trẻ có thể vẽ tất cả những gì xung quanh trẻ, ví dụ trẻ có thể vẽ con ngựa có bốn chân nhưng đôi khi trẻ có chút tưởng tượng, một hay hai chân của con ngựa bị “ẩn”. Khi trẻ 7-8 tuổi trẻ có thể vẽ nhiều thứ tùy theo cách nhìn, suy nghĩ của trẻ.
- Nhiều trẻ rất có năng khiếu hội họa, những dịp trẻ được đi dã ngoại cùng bạn bè, những lúc cùng bố mẹ đi chơi, du lịch…trẻ có thể họa nên những bức tranh mà trẻ quan sát được, nhưng có những trẻ có nhiều khó khăn tuy vậy điều này không có gì đáng quan ngại mà nên có những động viên và đôi khi niềm yêu thích lại trở về trong trẻ.
Hội họa giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, sự tự tin, tốt cho sức khỏe não bộ và sự khéo léo. Thật sự đây là một hoạt động rất tốt và trẻ học được nhiều điều thông qua những bức tranh do chính trẻ tạo ra.