Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam mở rộng hợp tác đào tạo quốc tế

GD&TĐ - Thực hiện mở rộng hợp tác liên kết về lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều đối tác trên thế giới như Trung Quốc, Phần Lan, Thụy Điển, Bungari, Estonia... Đó là chủ trương của Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam công bố tại Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ trong năm học 2018-2019.

Học Viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
Học Viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Tại Hội nghị, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, các đơn vị tích cực triển khai kế hoạch và áp dụng nhiều biện pháp cụ thể, nâng cao chất lượng giáo dục. Học viện tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường phát triển hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường đại học trong và ngoài nước.

Trong năm học 2017-2018, công tác quản lý đào tạo được nhà trường chú trọng, từ  xây dựng kế hoạch đào tạo, lập thời khóa biểu, bố trí và điều hành quá trình giảng dạy, học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên.

Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ trong năm học 2018-2019 của Học Viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
 Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ trong năm học 2018-2019 của Học Viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Cũng trong năm học này, nhà trường đã cấp bằng tốt nghiệp Đại học cho 502 học viên đủ điều kiện, trong đó có 401 học viên là sinh viên thuộc khóa Y6, 101 em là học viên thuộc khóa liên thông 5.

Đối với hệ sau đại học, nhà trường đã xét tốt nghiệp cho 30 học viên hệ cao học khóa 8, Chuyên khoa 1 khóa 10 cũng có 8 học viên được xét tốt nghiệp, còn 23 học viên khác thuộc Chuyên khoa 1 khóa 11 đang chờ xét Tốt nghiệp.

Được biết, ngày 24/5/2018, Học viện đã triển khai công tác đánh giá ngoài thành công và nhận được giấy kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ Việt Nam trao.

Nhà trường đã thực hiện đánh giá kết quả học tập, xét điều kiện công nhận tốt nghiệp đúng quy chế của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch cho các học viên.

Năm học 2018-2019, nhà trường chủ động triển khai thực hiện công tác tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chất lượng đầu vào và tuyển đủ chỉ tiêu các hệ được giao.

Hệ đại học Chính quy nhà trường tuyển 770 chỉ tiêu, trong đó Khoa Bác sĩ Y học cổ truyền: 530 chỉ tiêu;  Dược sĩ 120 chỉ tiêu; Y đa khoa: 120 chỉ tiêu; Bác sĩ Y học cổ truyền liên thông chính quy: 30 chỉ tiêu; Đào tại liên kết với Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) là 100 chỉ tiêu.

Đối với hệ sau đại học, nhà trường tuyển sinh 320 chỉ tiêu, cụ thể: Tiến sĩ 5 chỉ tiêu; Thạc sĩ 85 chỉ tiêu; Chuyên khoa II 20 chỉ tiêu; Bác sĩ nội trú 10 chỉ tiêu; Chuyên khoa I 200 chỉ tiêu.

Đối với hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế, Học viện thực hiện mở rộng hợp tác liên kết về lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều đối tác trên thế giới như Trung Quốc, Phần Lan, Thụy Điển, Bungari, Estonia...

Tổ chức cho 9 đoàn của Học viện đi khảo sát, giao lưu học thuật, học tập kinh nghiệm, tại nước ngoài và đón tiếp 20 đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Học viện

Ngoài ra, để cán bộ, giảng viên được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại của thế giới, Học viện đã mời giảng viên nước ngoài vào giảng dạy cho sinh viên hệ đào tạo liên kết Thiên Tân.

Bên cạnh đó nhà trường cũng triển khai công tác chuẩn bị cho các dự án cung ứng bác sĩ, thuốc y học cổ truyền cho thị trường tại Bungari và các nước tại Châu Âu. Tích cực tìm kiếm cơ hội quảng bá hình ảnh về Học viện với các tổ chức, các trường Đại học trên Thế giới.Chủ động tham gia các hoạt động, các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.