Học sinh, sinh viên say mê những câu chuyện biển, đảo

GD&TĐ - Ngày 4/4, Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo – nhà trẻ HN tổ chức buổi giao lưu sinh hoạt CLB pháp luật với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương”.

Các vị khách mời tại buổi giao lưu
Các vị khách mời tại buổi giao lưu

Tại đây, các bạn sinh viên đã được giải đáp những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến chủ quyền biển đảo, được các vị khách mời chia sẻ những kỉ niệm lắng đọng cùng nhiều câu chuyện, kỷ niệm khó quên về những hành trình đến với Hoàng Sa, Trường Sa do khách mời kể lại.

Chuyện kể của biển, đảo

Trung tá Nguyễn Hữu Tuyển kể về nguồn gốc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là lễ thức dân gian tri ân bậc tiền nhân từng có công gìn giữ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Câu ca mà người dân đất đảo Lý Sơn vẫn còn lưu truyền về sự tích này là:

“Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai (ba) khao lề thế lính Hoàng Sa”

Còn Đại úy Bùi Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Xây dựng số 4 - người đã từng công tác tại Trường Sa 25 năm - kể về hiện tượng "say đất": 

Ra Trường Sa vào dịp giáp Tết, thời gian này biển thường động, sóng to gió lớn, bình thường chỉ đi mất 2 ngày thì những chuyến tàu chở hàng Tết cho các chiến sỹ đảo có khi mất hàng tuần liền. 

Lênh đênh trên biển suốt thời gian dài, lúc nào cũng chao đảo với sóng với gió nên người đi tàu dễ bị say sóng. Khi đã tiếp đất rồi, nhiều người lại rơi vào trạng thái lơ lửng, lúc nào cũng lâng lâng như ở trên tàu, cảm giác rất khó chịu, gọi là “say đất”.

Theo dòng ký ức, thầy Ngô Huy Thịnh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ - chia sẻ kỷ niệm một lần tới thăm nhà giàn. Khi ấy, dù đã ở vị trí rất gần nhà giàn nhưng vì sóng quá to nên dù rất muốn được trực tiếp bắt tay các chiến sỹ nhà giàn song thầy Thịnh không thể làm được điều đó. 

Ở khoảng cách 100m, tất cả cùng nhau cất cao tiếng hát như là một cách để giao lưu, thay cho cái bắt tay nồng ấm.

Sinh viên luôn quan tâm đến chủ quyền biển đảo

Những kiến thức về chủ quyền biển đảo của sinh viên được thể hiện rõ nét trong phần thi “Rung chuông vàng” chủ đề biển đảo. Có thí sinh còn phát hiện ra cả nhầm lẫn kỹ thuật trong đáp án của Ban tổ chức. Để thấy rằng thế hệ trẻ cũng rất quan tâm và luôn cố gắng tự mình trau dồi kiến thức về biển đảo, chủ quyền Tổ quốc.

Nguyễn Thu Thủy (SV năm nhất, Khoa Mầm non, Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ) chia sẻ: “Hình thức giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa thế này vừa vui lại vừa giúp chúng em tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhớ lâu”. 

Theo Thủy, chính các câu chuyện mà các thầy trong lúc giao lưu kể về Trường Sa, Hoàng Sa, sự khó khăn, thiếu thốn về điều kiện sống, sự cô đơn, gian khổ của những người lính đảo đã để lại cho Thủy và các bạn nhiều ấn tượng tốt đẹp. 

Thủy dự định khi buổi giao lưu kết thúc sẽ viết thư gửi những cảm phục, thương yêu tới các chiến sỹ đảo xa đang miệt mài làm nhiệm vụ nơi hải đảo xa xôi.

Ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội - chia sẻ: Tuyên truyền về biển đảo cho học sinh, sinh viên luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2013 – 2014. 

Hằng năm, Sở GD&ĐT Hà Nội thường phối hợp với các đơn vị khác để tổ chức nhiều chương trình bổ ích như mở các cuộc thi kiến thức, mở triển lãm, tạo cơ hội cho học sinh sinh viên tiếp cận các bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển đảo. 

Thông qua các sân chơi này, học sinh - sinh viên sẽ hiểu rõ về Luật Biển, Luật Tài nguyên nước, có ý thức đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, từ đó thực hiện đúng đường lối mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.